Nhà nước phải có các biện pháp, trong đó có biện pháp pháp lý, bảo đảm cho con người ngay từ khi sinh ra đã có các quyền nhân thân - dân sự cơ bản nhất, như quyền được khai sinh, được biết cha mẹ mình là ai, quyền có họ tên, quốc tịch. Các quyền nhân thân cơ bản của cá nhân đều đã được ghi nhận trong Hiến pháp, pháp luật các nước và Việt Nam. Hiến pháp Việt Nam năm 2013, tại Điều 14 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”; đặc biệt, tại Điều 19 quy định: “Mọi người có quyền sống…”. Thể chế hóa các quy định này của Hiến pháp; Bộ luật Dân sự; Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Luật Quốc tịch; Luật Nuôi con nuôi… đã quy định chi tiết các quyền nhân thân, dân sự của cá nhân, được bảo đảm thi hành bằng các biện pháp hành chính cụ thể trong Luật Hộ tịch.
Qua bài viết "Triển khai thi hành luật hộ tịch - Một trong những biện pháp quan trọng bảo đảm thực thi quyền con người theo Hiến pháp năm 2013", tác giả Nguyễn Công Khanh đăng tải trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số chuyên đề tháng 4/2015 sẽ giới thiệu một số điểm mới, tiến bộ, mang tính cải cách mạnh mẽ của Luật Hộ tịch để thấy rõ những biện pháp bảo đảm của Nhà nước đối với việc thực thi các quyền nhân thân của con người, của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận. Trân trọng kính mời quý bạn đọc quan tâm đón đọc!
Vinh Nguyễn