Trên cơ sở nội dung và thực tiễn thi hành quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về xử lý tài sản bảo đảm, kết quả của hoạt động tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và phạm vi thẩm quyền của Chính phủ trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, ngoài các quy định chung, đã dành một chương (Chương IV) gồm 11 điều từ Điều 49 đến Điều 59 để quy định một số cơ chế pháp lý về xử lý tài sản bảo đảm, góp phần giảm thiểu chi phí, rủi ro pháp lý cho người dân, doanh nghiệp trong xử lý hậu quả của việc vi phạm nghĩa vụ được bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm; giảm thiểu nguy cơ phát sinh nợ xấu cho bên nhận bảo đảm nói riêng, cho nền kinh tế nói chung, qua đó, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Để tìm hiểu thêm về nội dung này, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu đến độc giả bài viết “Xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của Nghị định số 21/2021/NĐ-CP” của tác giả Nguyễn Thị Hoa & Nguyễn Thị Thanh Bình, đăng tải trong số chuyên đề 200 trang về “Nội dung cơ bản của Nghị định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ” năm 2021. Trong bài viết này, tác giả tập trung khái lược một số nội dung cơ bản về xử lý tài sản bảo đảm trong Nghị định số 21/2021/NĐ-CP.