Việc áp dụng tập quán đã được quy định tại Điều 5 Bộ luật Dân sự năm 2015. Thực tiễn cho thấy, vẫn tồn tại những tập quán không phù hợp với quy định của pháp luật, chính sự mâu thuẫn đó đã ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và cơ chế áp dụng pháp luật. Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ đề cập và phân tích ảnh hưởng của một số tập quán tới các quy định pháp luật có liên quan, có tác động trực tiếp đến việc đăng ký, quản lý hộ tịch.
1. Ảnh hưởng của tập quán liên quan đến việc xác định họ
Quyền có họ, tên của một cá nhân đã được pháp luật ghi nhận tại khoản 1 Điều 26 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Cá nhân có quyền có họ, tên. Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó”. Mỗi cá nhân sinh ra đều có quyền có họ, tên và họ, tên của cá nhân đó trong giấy khai sinh là họ tên duy nhất được pháp luật công nhận về mặt pháp lý. Tuy nhiên, cách xác định “họ” của một cá nhân theo quy định pháp luật chưa cụ thể, rõ ràng, trên thực tế đã dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau khi cha, mẹ trẻ lựa chọn họ cho con.
Từ năm 2008 trở về trước, pháp luật dân sự chỉ quy định: “Cá nhân có quyền có họ, tên. Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó”[1], mà không quy định rõ nguyên tắc xác định họ cho con (theo họ của cha, mẹ), điều này đã dẫn đến có hai cách hiểu khác nhau: Quan điểm thứ nhất cho rằng, việc xác định họ của đứa trẻ được thực hiện theo nguyên tắc chỉ được phép lựa chọn họ của cha hoặc họ của mẹ. Quan điểm thứ hai cho rằng, pháp luật không đưa ra quy định cấm đứa trẻ sinh ra không được mang họ khác với họ của cha hoặc họ của mẹ nên cá nhân sinh ra có thể được đặt tên theo họ thứ ba khác (theo tập quán), dẫn đến tình trạng có không ít trường hợp con “ngoài giá thú”, chưa xác định được cha nhưng khi đăng ký khai sinh người con được mang họ của “người cha thực tế” hoặc họ của người khác mà không mang họ mẹ. Chỉ đến khi thời điểm Thông tư số 01/2008/TT-BTP[2] có hiệu lực thì việc lựa chọn họ cho con được quy định cụ thể: “Khi đăng ký khai sinh, họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người cha hoặc họ và quê quán của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ. Trong trường hợp đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không có quyết định nhận cha con, thì họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người mẹ” (điểm e mục 1 phần II).
Luật Hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành không quy định cụ thể về vấn đề xác định họ của cá nhân khi đăng ký khai sinh mà thay vào đó dẫn chiếu áp dụng nguyên tắc đã được quy định tại Bộ luật Dân sự[3]. Theo đó, họ của cá nhân được xác định theo họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha, mẹ; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Đối với trẻ em chưa xác định được cha đẻ (con ngoài giá thú) thì họ của trẻ được xác định theo họ của mẹ đẻ[4]. Theo tinh thần của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì việc xác định họ theo tập quán vẫn phải đảm bảo con theo họ cha hoặc họ mẹ.
Tuy nhiên trên thực tế, theo tập quán tại địa bàn một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, việc xác định họ cho trẻ em lại không bảo đảm quy định nêu trên. Ví dụ như: Đối với đồng bào dân tộc thiểu số Châu Mạ, tỉnh Lâm Đồng thì phần “họ” được dùng để phân biệt giữa người nam và người nữ (nam giới mang họ K’ như K’Nhất, K’Quyn..., nữ giới mang họ Ka như Ka Rêm, Ka Hệp...), ngoài ra không sử dụng bất kỳ họ nào khác. Trường hợp con trai do người mẹ đơn thân sinh ra, mẹ mang họ Ka nhưng con trai phải mang họ K’ để tránh nhầm lẫn là giới tính nữ. Đối với dòng dõi vua, chúa ngày trước tại tỉnh Thừa Thiên Huế, người dân lựa chọn họ cho con tuân thủ thế thư mà không chọn theo họ cha đẻ hoặc mẹ đẻ (ví dụ, cha họ “Bảo” nhưng yêu cầu đăng ký khai sinh cho con gái theo họ “Tôn” vì theo nguyên tắc đặt tên trong bài Đế hệ thi của vua Minh Mạng thì nếu cha họ “Bảo” khi sinh con trai thì lấy họ “Quý”, nếu sinh con gái thì lấy họ “Tôn” chứ không lấy họ “Bảo” theo cha). Hoặc một số tập quán khác không đặt họ như: Tập quán của người Ba Na ở Tây Nguyên, Bình Định, Phú Yên; người Brâu, người Xơ-đăng ở Kon Tum; người Mã Liềng ở huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình), Hương Khê (Hà Tĩnh)... thì người con trai dân tộc Ba Na thường gọi là Yang Danh, con gái thường gọi là: Thưr, Thớp, Yung, Blui, Aying, Klrot, Blinh, Chơ, Y owu, Nhiêng, Đim, Đech, Njưk[5]…
Như vậy, mặc dù pháp luật hiện hành đó quy định rõ ràng, cụ thể hơn cách xác định họ và tên của cá nhân trong một số trường hợp cụ thể, nhưng về căn bản vẫn chưa giải quyết triệt để mâu thuẫn trong trường hợp có tập quán địa phương trái với quy định của pháp luật, thực tế tại các địa phương trên, việc đăng ký hộ tịch đang được thực hiện theo yêu cầu của người dân theo tập quán. Sự “mâu thuẫn” này không chỉ ảnh hưởng đến việc thực hiện thống nhất quy định pháp luật, mà còn gây khó khăn cho chính những người dân, bởi nếu một người trong dũng tụ̣c mà không đặt họ theo truyền thống dũng tụ̣c đề ra thì có khi bị đuổi khỏi dũng tụ̣c, nhưng đặt theo quy định của dũng tộc thì ra cơ quan hộ tịch không thụ lý giải quyết và công nhận, từ đó quyền nhân thân cơ bản của cá nhân không được bảo vệ; hoặc nếu có được giải quyết thì với nội dung đăng ký khai sinh không phù hợp với quy định chung như vậy sẽ ảnh hưởng ngay đến việc sử dụng họ, tên của người đó trong các quan hệ giao dịch dân sự (bị từ chối, yêu cầu phải cải chính, có văn bản xác nhận…).
2. Ảnh hưởng của tập quán liên quan đến việc xác định dân tộc
Tương tự như việc xác định họ, pháp luật hộ tịch không có quy định cụ thể về việc xác định tên thành phần dân tộc khi đăng ký khai sinh mà dẫn chiếu áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự[6]. Theo đó, khoản 2 Điều 29 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn”. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật chính thức quy định về khái niệm, tên gọi các thành phần dân tộc của Việt Nam. Để đảm bảo cho công tác đăng ký và quản lý hộ tịch nói riêng, quản lý dân cư nói chung, từ trước đến nay, thành phần, tên gọi các dân tộc Việt Nam vẫn thực hiện theo Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ ngày 02/3/1979 của Tổng cục Thống kê.
Vấn đề phát sinh trên thực tế hiện nay là tại một số địa phương, nhiều người dân trước đây được cấp giấy tờ hộ tịch ghi tên dân tộc không có trong Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ, những trường hợp này đã khai báo, sử dụng thông tin về dân tộc của mình trong tất cả các giấy tờ, hồ sơ cá nhân và không chấp nhận tên gọi khác (có trong Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ). Ví dụ: Dân tộc “Sán Chí” ở huyện Sơn Dương, dân tộc “Thủy” ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang...
Vì vậy, khi có yêu cầu đăng ký khai sinh đối với những trường hợp cha, mẹ có thông tin dân tộc nêu trên, công chức tư pháp - hộ tịch gặp khó khăn trong việc xác định dân tộc cho trẻ để ghi vào giấy khai sinh, nếu căn cứ vào dân tộc của cha hoặc mẹ theo quy định của Bộ luật Dân sự thì không phù hợp với Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ, nếu từ chối đăng ký khai sinh thì không bảo đảm quyền lợi của trẻ em, không đảm bảo nguyên tắc đăng ký hộ tịch quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hộ tịch.
3. Ảnh hưởng của tập quán liên quan đến việc đăng ký khai tử
Khai tử cũng là quyền nhân thân quan trọng của cá nhân, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Khi có người chết thì người thân thích, chủ nhà hoặc cơ quan, tổ chức nơi có người chết phải khai tử cho người đó. Trẻ sơ sinh, nếu chết sau khi sinh thì phải được khai sinh và khai tử”. Tiếp tục duy trì tinh thần đó, Bộ luật Dân sự năm 2015 một lần nữa khẳng định quyền được đăng ký khai tử tại Điều 30: “Cá nhân chết phải được khai tử”.
Sự kiện một người chết là sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật về thừa kế, hôn nhân và gia đình, hộ khẩu, hộ tịch, bảo hiểm xã hội… do vậy, bên cạnh việc quy định trách nhiệm của người đi khai tử bao gồm vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ, người thân thích khác của người chết, trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm đi đăng ký khai tử, thì Luật Hộ tịch cũng đã quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước, mà trực tiếp là công chức tư pháp - hộ tịch, theo đó, công chức tư pháp - hộ tịch có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc khai tử cho người chết, trường hợp không xác định được người có trách nhiệm đi khai tử thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký khai tử.
Quy định là vậy nhưng thực tế vẫn còn rất nhiều trường hợp người chết không được “làm thủ tục cuối cùng”. Thời bao cấp, khi gia đình có người chết, người thân của họ đi khai tử còn được cấp khăn xô trắng, dầu hỏa, thậm chí là cả cái áo quan nên việc đăng ký khai tử rất nề nếp. Nhưng xóa bao cấp rồi, mặc dù pháp luật quy định rất rõ đăng ký khai tử là trách nhiệm của người còn sống nhưng không phải ai cũng làm, dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc.
Theo số liệu thống kê hiện nay, ở Việt Nam, tỷ lệ người chết được đăng ký khai tử chỉ chiếm khoảng trên 60%[7], đặc biệt ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng sông nước, vùng vạn đò, hầu hết các gia đình có người thân qua đời không đi đăng ký khai tử, thậm chí có trường hợp chết đã trên 20 năm mới yêu cầu khai tử. Việc khai tử dường như chỉ được thực hiện khi có liên quan đến các giao dịch dân sự, giải quyết chính sách…
Kết quả tại một số cuộc khảo sát cho thấy, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ đăng ký khai tử thấp là do ý thức pháp luật về việc đăng ký hộ tịch (đặc biệt là đăng ký khai tử) của người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi khó khăn còn hạn chế. Sự hạn chế đó chủ yếu xuất phát từ quan niệm “chết là hết” và từ các tập quán chôn cất người chết từ xa xưa, chỉ khi họ cần hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi liên quan đến tử tuất thì họ mới đi làm. Hiện nay, có rất ít ràng buộc về trách nhiệm phải đi đăng ký khai tử và có giấy chứng tử/trích lục khai tử cho người chết, không có giấy chứng tử vẫn tiến hành chôn cất, đối với những người cao tuổi, người có công thì còn được tiền mai táng, người dân thường thì không có chế độ nào, do đó, hầu hết đồng bào dân tộc thiểu số có tập quán là cứ chết thì mang chôn, chôn tự do, chôn tại khu vực rừng của nhà mình. Tại các xã vùng cao (Sơn La) còn có khu vực chôn riêng thường gọi là “Rừng ma”, người chết được chôn ở đó và sau đó người thân không bao giờ quay lại thăm mộ.
Khác với các tỉnh miền núi phía Bắc, theo phong tục tập quán của những người dân ở miền Tây Nam Bộ, cho dù ở đây cũng có nghĩa trang đàng hoàng nhưng chôn xác người chết ngay trong nhà hoặc trong vườn, sát ngách nhà mình đã thành thói quen cố hữu của mỗi gia đình từ rất lâu rồi. Người miền Tây quan niệm, đám cưới thì mới đi thuyền, đám chết chẳng ai đi thuyền cả và người miền Tây gọi đám chết là đám ma. Hơn nữa, việc đi thuyền sẽ gây chông chênh quan tài, nếu thể xác ông bà trong quan tài bị chệch đi so với ban đầu nghĩa là nằm không cân đối trong quan tài thì sau này con cháu làm ăn không được. Cho nên, đem quan tài đi cầu khỉ, đi cầu tre, đi ghe để chôn cất xa nhà đối với người miền Tây ngày xưa là điều không thể. Hơn nữa, người miền Tây còn quan niệm rằng, chôn ở ngách nhà để hương khói cho dễ và có cảm giác được gần gũi người thân mạnh mẽ hơn nhiều.
4. Một số tập quán khác
Ngoài những tập quán nêu trên, trong quá trình thực thi công vụ, công chức tư pháp - hộ tịch gặp không ít khó khăn do những quan niệm “ăn sâu bám rễ” của người dân liên quan đến đăng ký kết hôn, đặt tên... Một số đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao, nhất là người Mông, người Thái ở Quang Phong, Cắm Muộn (Quế Phong) còn có tục lệ đổi tên ít nhất ba lần trong đời (khi mới sinh ra, khi trưởng thành, khi thành chủ hộ, về già…), đàn ông dân tộc Mông thường có phần đệm là “A” nhưng khi lập gia đình, sinh con lại được bố vợ đặt cho tên đệm khác. Người con gái khi ở với cha mẹ thì mang tên mình, về nhà chồng thì mang luôn tên chồng, nên có trường hợp sinh con đi làm giấy khai sinh, khai tên cha, mẹ giống nhau (ví dụ, cha là Lang Văn Thu, mẹ là Lang Thị Thu), đối với những trường hợp này, công chức làm công tác hộ tịch xem xét, tìm hiểu kỹ hồ sơ nhưng cũng rất khó khăn khi giải quyết yêu cầu cải chính hộ tịch. Hoặc phong tục của người Jrai, Bahnar không quy định độ tuổi kết hôn, hầu như chỉ căn cứ vào vóc dáng bên ngoài. Việc kết hôn của họ chỉ cần già làng công nhận là đủ chứ không đăng ký tại Ủy ban nhân dân xã, kể cả ly hôn cũng vậy, khi không muốn chung sống với nhau nữa thì họ cũng không đưa ra pháp luật mà tự xử trong làng, chỉ cần già làng đồng ý thì hai vợ chồng được bỏ nhau và có quyền kết hôn với người khác. Ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, một bộ phận cộng đồng người dân vẫn kết hôn theo độ tuổi mà tập quán cho phép, dẫn tới tình trạng tảo hôn vẫn còn tồn tại và gây hệ lụy không nhỏ. Thực tế cho thấy, mặc dù đã được tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình, bà con đã nắm, hiểu được quy định của pháp luật về độ tuổi kết hôn, song do phong tục tập quán lạc hậu đã đi vào cuộc sống của người dân từ rất lâu đời (cướp vợ, hứa hôn, tục “nối dây”, tâm lý sớm có con đàn cháu đống, có người nối dõi, kết hôn sớm để gia đình có thêm người làm…) nên tình trạng tảo hôn vẫn diễn ra. Vì chưa đủ tuổi theo luật định, nên việc đăng ký kết hôn không được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hai bên gia đình vẫn tổ chức đám cưới theo phong tục, thậm chí cán bộ xã cũng đến dự đám cưới; do đó, họ hàng hai bên, cộng đồng dân cư của cả bản vẫn mặc nhiên công nhận đó là một cặp vợ chồng[8].
Có thể nói, việc thực thi các quy định của pháp luật trên thực tế là không hề đơn giản ngay cả khi pháp luật có quy định rõ ràng, bởi lẽ, quyền và nghĩa vụ của một cá nhân không chỉ bị chi phối bởi các quy định pháp luật mà còn bị tác động và chịu sự chi phối của tập quán địa phương, của truyền thống. Chúng ta cần phải thừa nhận một điều rằng, duy trì tập quán là góp phần duy trì những nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam. Việc gìn giữ và phát huy những nét đẹp truyền thống của các dân tộc anh em trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã được ghi nhận trong các quan điểm về tập quán pháp trong Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
Giữa pháp luật và phong tục tập quán có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Sự tác động của chúng có thể theo nhiều chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực, hỗ trợ hay cản trở việc thực thi, xây dựng pháp luật, bởi khi quy định của pháp luật không cho phép các chủ thể lựa chọn tập quán sẽ gây tác động tiêu cực đến tâm lý của người dân. Đồng thời, muốn cho các quy định của pháp luật đi vào đời sống hay được sự thừa nhận của người dân thì việc xây dựng pháp luật cần dựa trên các kết quả khảo sát, đánh giá thực tế, có chính sách cân đối tối đa các lợi ích của các thành phần dân tộc, có chính sách phù hợp với cộng đồng dân tộc thiểu số. Để giải quyết dứt điểm những vướng mắc phát sinh trên thực tế như nêu trên, bên cạnh việc tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, về lâu dài, các cơ quan xây dựng pháp luật cần xem xét, đánh giá, cân nhắc các chiều hướng tác động của tập quán, từ đó có những điều chỉnh phù hợp trong chính sách pháp luật về đăng ký hộ tịch nói riêng, pháp luật dân sự nói chung nhằm đảm bảo quyền lợi của công dân, đồng thời với việc tăng cường quản lý nhà nước về dân cư bảo đảm hiệu quả, thống nhất.
1. Ảnh hưởng của tập quán liên quan đến việc xác định họ
Quyền có họ, tên của một cá nhân đã được pháp luật ghi nhận tại khoản 1 Điều 26 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Cá nhân có quyền có họ, tên. Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó”. Mỗi cá nhân sinh ra đều có quyền có họ, tên và họ, tên của cá nhân đó trong giấy khai sinh là họ tên duy nhất được pháp luật công nhận về mặt pháp lý. Tuy nhiên, cách xác định “họ” của một cá nhân theo quy định pháp luật chưa cụ thể, rõ ràng, trên thực tế đã dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau khi cha, mẹ trẻ lựa chọn họ cho con.
Từ năm 2008 trở về trước, pháp luật dân sự chỉ quy định: “Cá nhân có quyền có họ, tên. Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó”[1], mà không quy định rõ nguyên tắc xác định họ cho con (theo họ của cha, mẹ), điều này đã dẫn đến có hai cách hiểu khác nhau: Quan điểm thứ nhất cho rằng, việc xác định họ của đứa trẻ được thực hiện theo nguyên tắc chỉ được phép lựa chọn họ của cha hoặc họ của mẹ. Quan điểm thứ hai cho rằng, pháp luật không đưa ra quy định cấm đứa trẻ sinh ra không được mang họ khác với họ của cha hoặc họ của mẹ nên cá nhân sinh ra có thể được đặt tên theo họ thứ ba khác (theo tập quán), dẫn đến tình trạng có không ít trường hợp con “ngoài giá thú”, chưa xác định được cha nhưng khi đăng ký khai sinh người con được mang họ của “người cha thực tế” hoặc họ của người khác mà không mang họ mẹ. Chỉ đến khi thời điểm Thông tư số 01/2008/TT-BTP[2] có hiệu lực thì việc lựa chọn họ cho con được quy định cụ thể: “Khi đăng ký khai sinh, họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người cha hoặc họ và quê quán của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ. Trong trường hợp đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không có quyết định nhận cha con, thì họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người mẹ” (điểm e mục 1 phần II).
Luật Hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành không quy định cụ thể về vấn đề xác định họ của cá nhân khi đăng ký khai sinh mà thay vào đó dẫn chiếu áp dụng nguyên tắc đã được quy định tại Bộ luật Dân sự[3]. Theo đó, họ của cá nhân được xác định theo họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha, mẹ; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Đối với trẻ em chưa xác định được cha đẻ (con ngoài giá thú) thì họ của trẻ được xác định theo họ của mẹ đẻ[4]. Theo tinh thần của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì việc xác định họ theo tập quán vẫn phải đảm bảo con theo họ cha hoặc họ mẹ.
Tuy nhiên trên thực tế, theo tập quán tại địa bàn một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, việc xác định họ cho trẻ em lại không bảo đảm quy định nêu trên. Ví dụ như: Đối với đồng bào dân tộc thiểu số Châu Mạ, tỉnh Lâm Đồng thì phần “họ” được dùng để phân biệt giữa người nam và người nữ (nam giới mang họ K’ như K’Nhất, K’Quyn..., nữ giới mang họ Ka như Ka Rêm, Ka Hệp...), ngoài ra không sử dụng bất kỳ họ nào khác. Trường hợp con trai do người mẹ đơn thân sinh ra, mẹ mang họ Ka nhưng con trai phải mang họ K’ để tránh nhầm lẫn là giới tính nữ. Đối với dòng dõi vua, chúa ngày trước tại tỉnh Thừa Thiên Huế, người dân lựa chọn họ cho con tuân thủ thế thư mà không chọn theo họ cha đẻ hoặc mẹ đẻ (ví dụ, cha họ “Bảo” nhưng yêu cầu đăng ký khai sinh cho con gái theo họ “Tôn” vì theo nguyên tắc đặt tên trong bài Đế hệ thi của vua Minh Mạng thì nếu cha họ “Bảo” khi sinh con trai thì lấy họ “Quý”, nếu sinh con gái thì lấy họ “Tôn” chứ không lấy họ “Bảo” theo cha). Hoặc một số tập quán khác không đặt họ như: Tập quán của người Ba Na ở Tây Nguyên, Bình Định, Phú Yên; người Brâu, người Xơ-đăng ở Kon Tum; người Mã Liềng ở huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình), Hương Khê (Hà Tĩnh)... thì người con trai dân tộc Ba Na thường gọi là Yang Danh, con gái thường gọi là: Thưr, Thớp, Yung, Blui, Aying, Klrot, Blinh, Chơ, Y owu, Nhiêng, Đim, Đech, Njưk[5]…
Như vậy, mặc dù pháp luật hiện hành đó quy định rõ ràng, cụ thể hơn cách xác định họ và tên của cá nhân trong một số trường hợp cụ thể, nhưng về căn bản vẫn chưa giải quyết triệt để mâu thuẫn trong trường hợp có tập quán địa phương trái với quy định của pháp luật, thực tế tại các địa phương trên, việc đăng ký hộ tịch đang được thực hiện theo yêu cầu của người dân theo tập quán. Sự “mâu thuẫn” này không chỉ ảnh hưởng đến việc thực hiện thống nhất quy định pháp luật, mà còn gây khó khăn cho chính những người dân, bởi nếu một người trong dũng tụ̣c mà không đặt họ theo truyền thống dũng tụ̣c đề ra thì có khi bị đuổi khỏi dũng tụ̣c, nhưng đặt theo quy định của dũng tộc thì ra cơ quan hộ tịch không thụ lý giải quyết và công nhận, từ đó quyền nhân thân cơ bản của cá nhân không được bảo vệ; hoặc nếu có được giải quyết thì với nội dung đăng ký khai sinh không phù hợp với quy định chung như vậy sẽ ảnh hưởng ngay đến việc sử dụng họ, tên của người đó trong các quan hệ giao dịch dân sự (bị từ chối, yêu cầu phải cải chính, có văn bản xác nhận…).
2. Ảnh hưởng của tập quán liên quan đến việc xác định dân tộc
Tương tự như việc xác định họ, pháp luật hộ tịch không có quy định cụ thể về việc xác định tên thành phần dân tộc khi đăng ký khai sinh mà dẫn chiếu áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự[6]. Theo đó, khoản 2 Điều 29 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn”. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật chính thức quy định về khái niệm, tên gọi các thành phần dân tộc của Việt Nam. Để đảm bảo cho công tác đăng ký và quản lý hộ tịch nói riêng, quản lý dân cư nói chung, từ trước đến nay, thành phần, tên gọi các dân tộc Việt Nam vẫn thực hiện theo Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ ngày 02/3/1979 của Tổng cục Thống kê.
Vấn đề phát sinh trên thực tế hiện nay là tại một số địa phương, nhiều người dân trước đây được cấp giấy tờ hộ tịch ghi tên dân tộc không có trong Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ, những trường hợp này đã khai báo, sử dụng thông tin về dân tộc của mình trong tất cả các giấy tờ, hồ sơ cá nhân và không chấp nhận tên gọi khác (có trong Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ). Ví dụ: Dân tộc “Sán Chí” ở huyện Sơn Dương, dân tộc “Thủy” ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang...
Vì vậy, khi có yêu cầu đăng ký khai sinh đối với những trường hợp cha, mẹ có thông tin dân tộc nêu trên, công chức tư pháp - hộ tịch gặp khó khăn trong việc xác định dân tộc cho trẻ để ghi vào giấy khai sinh, nếu căn cứ vào dân tộc của cha hoặc mẹ theo quy định của Bộ luật Dân sự thì không phù hợp với Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ, nếu từ chối đăng ký khai sinh thì không bảo đảm quyền lợi của trẻ em, không đảm bảo nguyên tắc đăng ký hộ tịch quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hộ tịch.
3. Ảnh hưởng của tập quán liên quan đến việc đăng ký khai tử
Khai tử cũng là quyền nhân thân quan trọng của cá nhân, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Khi có người chết thì người thân thích, chủ nhà hoặc cơ quan, tổ chức nơi có người chết phải khai tử cho người đó. Trẻ sơ sinh, nếu chết sau khi sinh thì phải được khai sinh và khai tử”. Tiếp tục duy trì tinh thần đó, Bộ luật Dân sự năm 2015 một lần nữa khẳng định quyền được đăng ký khai tử tại Điều 30: “Cá nhân chết phải được khai tử”.
Sự kiện một người chết là sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật về thừa kế, hôn nhân và gia đình, hộ khẩu, hộ tịch, bảo hiểm xã hội… do vậy, bên cạnh việc quy định trách nhiệm của người đi khai tử bao gồm vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ, người thân thích khác của người chết, trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm đi đăng ký khai tử, thì Luật Hộ tịch cũng đã quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước, mà trực tiếp là công chức tư pháp - hộ tịch, theo đó, công chức tư pháp - hộ tịch có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc khai tử cho người chết, trường hợp không xác định được người có trách nhiệm đi khai tử thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký khai tử.
Quy định là vậy nhưng thực tế vẫn còn rất nhiều trường hợp người chết không được “làm thủ tục cuối cùng”. Thời bao cấp, khi gia đình có người chết, người thân của họ đi khai tử còn được cấp khăn xô trắng, dầu hỏa, thậm chí là cả cái áo quan nên việc đăng ký khai tử rất nề nếp. Nhưng xóa bao cấp rồi, mặc dù pháp luật quy định rất rõ đăng ký khai tử là trách nhiệm của người còn sống nhưng không phải ai cũng làm, dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc.
Theo số liệu thống kê hiện nay, ở Việt Nam, tỷ lệ người chết được đăng ký khai tử chỉ chiếm khoảng trên 60%[7], đặc biệt ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng sông nước, vùng vạn đò, hầu hết các gia đình có người thân qua đời không đi đăng ký khai tử, thậm chí có trường hợp chết đã trên 20 năm mới yêu cầu khai tử. Việc khai tử dường như chỉ được thực hiện khi có liên quan đến các giao dịch dân sự, giải quyết chính sách…
Kết quả tại một số cuộc khảo sát cho thấy, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ đăng ký khai tử thấp là do ý thức pháp luật về việc đăng ký hộ tịch (đặc biệt là đăng ký khai tử) của người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi khó khăn còn hạn chế. Sự hạn chế đó chủ yếu xuất phát từ quan niệm “chết là hết” và từ các tập quán chôn cất người chết từ xa xưa, chỉ khi họ cần hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi liên quan đến tử tuất thì họ mới đi làm. Hiện nay, có rất ít ràng buộc về trách nhiệm phải đi đăng ký khai tử và có giấy chứng tử/trích lục khai tử cho người chết, không có giấy chứng tử vẫn tiến hành chôn cất, đối với những người cao tuổi, người có công thì còn được tiền mai táng, người dân thường thì không có chế độ nào, do đó, hầu hết đồng bào dân tộc thiểu số có tập quán là cứ chết thì mang chôn, chôn tự do, chôn tại khu vực rừng của nhà mình. Tại các xã vùng cao (Sơn La) còn có khu vực chôn riêng thường gọi là “Rừng ma”, người chết được chôn ở đó và sau đó người thân không bao giờ quay lại thăm mộ.
Khác với các tỉnh miền núi phía Bắc, theo phong tục tập quán của những người dân ở miền Tây Nam Bộ, cho dù ở đây cũng có nghĩa trang đàng hoàng nhưng chôn xác người chết ngay trong nhà hoặc trong vườn, sát ngách nhà mình đã thành thói quen cố hữu của mỗi gia đình từ rất lâu rồi. Người miền Tây quan niệm, đám cưới thì mới đi thuyền, đám chết chẳng ai đi thuyền cả và người miền Tây gọi đám chết là đám ma. Hơn nữa, việc đi thuyền sẽ gây chông chênh quan tài, nếu thể xác ông bà trong quan tài bị chệch đi so với ban đầu nghĩa là nằm không cân đối trong quan tài thì sau này con cháu làm ăn không được. Cho nên, đem quan tài đi cầu khỉ, đi cầu tre, đi ghe để chôn cất xa nhà đối với người miền Tây ngày xưa là điều không thể. Hơn nữa, người miền Tây còn quan niệm rằng, chôn ở ngách nhà để hương khói cho dễ và có cảm giác được gần gũi người thân mạnh mẽ hơn nhiều.
4. Một số tập quán khác
Ngoài những tập quán nêu trên, trong quá trình thực thi công vụ, công chức tư pháp - hộ tịch gặp không ít khó khăn do những quan niệm “ăn sâu bám rễ” của người dân liên quan đến đăng ký kết hôn, đặt tên... Một số đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao, nhất là người Mông, người Thái ở Quang Phong, Cắm Muộn (Quế Phong) còn có tục lệ đổi tên ít nhất ba lần trong đời (khi mới sinh ra, khi trưởng thành, khi thành chủ hộ, về già…), đàn ông dân tộc Mông thường có phần đệm là “A” nhưng khi lập gia đình, sinh con lại được bố vợ đặt cho tên đệm khác. Người con gái khi ở với cha mẹ thì mang tên mình, về nhà chồng thì mang luôn tên chồng, nên có trường hợp sinh con đi làm giấy khai sinh, khai tên cha, mẹ giống nhau (ví dụ, cha là Lang Văn Thu, mẹ là Lang Thị Thu), đối với những trường hợp này, công chức làm công tác hộ tịch xem xét, tìm hiểu kỹ hồ sơ nhưng cũng rất khó khăn khi giải quyết yêu cầu cải chính hộ tịch. Hoặc phong tục của người Jrai, Bahnar không quy định độ tuổi kết hôn, hầu như chỉ căn cứ vào vóc dáng bên ngoài. Việc kết hôn của họ chỉ cần già làng công nhận là đủ chứ không đăng ký tại Ủy ban nhân dân xã, kể cả ly hôn cũng vậy, khi không muốn chung sống với nhau nữa thì họ cũng không đưa ra pháp luật mà tự xử trong làng, chỉ cần già làng đồng ý thì hai vợ chồng được bỏ nhau và có quyền kết hôn với người khác. Ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, một bộ phận cộng đồng người dân vẫn kết hôn theo độ tuổi mà tập quán cho phép, dẫn tới tình trạng tảo hôn vẫn còn tồn tại và gây hệ lụy không nhỏ. Thực tế cho thấy, mặc dù đã được tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình, bà con đã nắm, hiểu được quy định của pháp luật về độ tuổi kết hôn, song do phong tục tập quán lạc hậu đã đi vào cuộc sống của người dân từ rất lâu đời (cướp vợ, hứa hôn, tục “nối dây”, tâm lý sớm có con đàn cháu đống, có người nối dõi, kết hôn sớm để gia đình có thêm người làm…) nên tình trạng tảo hôn vẫn diễn ra. Vì chưa đủ tuổi theo luật định, nên việc đăng ký kết hôn không được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hai bên gia đình vẫn tổ chức đám cưới theo phong tục, thậm chí cán bộ xã cũng đến dự đám cưới; do đó, họ hàng hai bên, cộng đồng dân cư của cả bản vẫn mặc nhiên công nhận đó là một cặp vợ chồng[8].
Có thể nói, việc thực thi các quy định của pháp luật trên thực tế là không hề đơn giản ngay cả khi pháp luật có quy định rõ ràng, bởi lẽ, quyền và nghĩa vụ của một cá nhân không chỉ bị chi phối bởi các quy định pháp luật mà còn bị tác động và chịu sự chi phối của tập quán địa phương, của truyền thống. Chúng ta cần phải thừa nhận một điều rằng, duy trì tập quán là góp phần duy trì những nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam. Việc gìn giữ và phát huy những nét đẹp truyền thống của các dân tộc anh em trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã được ghi nhận trong các quan điểm về tập quán pháp trong Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
Giữa pháp luật và phong tục tập quán có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Sự tác động của chúng có thể theo nhiều chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực, hỗ trợ hay cản trở việc thực thi, xây dựng pháp luật, bởi khi quy định của pháp luật không cho phép các chủ thể lựa chọn tập quán sẽ gây tác động tiêu cực đến tâm lý của người dân. Đồng thời, muốn cho các quy định của pháp luật đi vào đời sống hay được sự thừa nhận của người dân thì việc xây dựng pháp luật cần dựa trên các kết quả khảo sát, đánh giá thực tế, có chính sách cân đối tối đa các lợi ích của các thành phần dân tộc, có chính sách phù hợp với cộng đồng dân tộc thiểu số. Để giải quyết dứt điểm những vướng mắc phát sinh trên thực tế như nêu trên, bên cạnh việc tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, về lâu dài, các cơ quan xây dựng pháp luật cần xem xét, đánh giá, cân nhắc các chiều hướng tác động của tập quán, từ đó có những điều chỉnh phù hợp trong chính sách pháp luật về đăng ký hộ tịch nói riêng, pháp luật dân sự nói chung nhằm đảm bảo quyền lợi của công dân, đồng thời với việc tăng cường quản lý nhà nước về dân cư bảo đảm hiệu quả, thống nhất.
Võ Thị Hạnh
Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Bộ Tư pháp
Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Bộ Tư pháp
Tài liệu tham khảo:
[1]. Khoản 1 Điều 26 Bộ luật Dân sự năm 2005.
[2]. Thông tư ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
[3]. Khoản 2 Điều 14 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định: “Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự”.
[4]. Khoản 2 Điều 26 Bộ luật Dân sự năm 2015.
[5]. Nguyễn Khôi (2006), Các dân tộc ở Việt Nam - Cách dùng họ và đặt tên, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
[6]. Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.
[7]. Số liệu ước tính qua khảo sát chưa đầy đủ.
[8]. Xem: http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thi-hanh-phap-luat.aspx?ItemID=282.
[1]. Khoản 1 Điều 26 Bộ luật Dân sự năm 2005.
[2]. Thông tư ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
[3]. Khoản 2 Điều 14 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định: “Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự”.
[4]. Khoản 2 Điều 26 Bộ luật Dân sự năm 2015.
[5]. Nguyễn Khôi (2006), Các dân tộc ở Việt Nam - Cách dùng họ và đặt tên, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
[6]. Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.
[7]. Số liệu ước tính qua khảo sát chưa đầy đủ.
[8]. Xem: http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thi-hanh-phap-luat.aspx?ItemID=282.