Luật Hòa giải ở cơ sở được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 5 ngày 20/6/2013, có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. Để Luật Hòa giải ở cơ sở đi vào cuộc sống, các cơ quan chức năng có thẩm quyền đã ban hành các văn bản dưới luật để hướng dẫn và tạo cơ sở pháp lý cụ thể cho việc tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở. Qua 05 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở cho thấy, các quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở đã đi vào cuộc sống. Hoạt động hòa giải ở cơ sở đã khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc phát huy truyền thống tốt đẹp của đất nước, của nhân dân, góp phần tăng cường tình đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng dân cư, “tình làng, nghĩa xóm” được củng cố, xóm phố yên vui, gia đình hạnh phúc, bản sắc văn hóa của dân tộc được phát huy, ngăn ngừa kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, giảm bớt các vụ việc phải chuyển đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc Tòa án để giải quyết, tiết kiệm được thời gian, kinh phí cho Nhà nước và nhân dân, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực không thể phủ nhận, công tác hòa giải ở cơ sở nhìn từ thực tiễn những năm qua vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc cần phải được nhìn nhận thấu đáo và có giải pháp khắc phục.
Về vấn đề này, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật có bài viết “Hạn chế, vướng mắc của công tác hòa giải ở cơ sở - Nhìn từ thực tiễn và giải pháp khắc phục” của tác giả Nguyễn Duy Lãm. Trong đó, tác giả đưa ra cái nhìn tổng quan về hạn chế, vướng mắc từ thực tiễn thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở và đưa ra giả pháp khắc phục. Độc giả quan tâm có thể tìm đọc bài viết trên tại ấn phẩm 200 trang “Tổng kết 5 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở” xuất bản năm 2019.
Về vấn đề này, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật có bài viết “Hạn chế, vướng mắc của công tác hòa giải ở cơ sở - Nhìn từ thực tiễn và giải pháp khắc phục” của tác giả Nguyễn Duy Lãm. Trong đó, tác giả đưa ra cái nhìn tổng quan về hạn chế, vướng mắc từ thực tiễn thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở và đưa ra giả pháp khắc phục. Độc giả quan tâm có thể tìm đọc bài viết trên tại ấn phẩm 200 trang “Tổng kết 5 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở” xuất bản năm 2019.