Xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp là một trong những hoạt động cơ bản, nền tảng, quan trọng của công tác lý lịch tư pháp. Hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan Công an, cơ quan có liên quan trong Quân đội, cơ quan Thi hành án dân sự và các cơ quan, tổ chức khác trong cung cấp, tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp. Do đó, cần tập trung nguồn lực để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phối hợp liên ngành nhằm bảo đảm xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp ngày càng hoàn thiện, góp phần quan trọng phát triển công tác lý lịch tư pháp theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp, cải cách hành chính và thực sự là một công cụ hữu hiệu của quản lý nhà nước, cũng như bảo đảm tối đa quyền lợi của người dân.
Để bảo đảm xây dựng cơ sở dữ liệu theo yêu cầu của công tác lý lịch tư pháp, Luật Lý lịch tư pháp đã quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và các cơ quan có liên quan trong cung cấp, tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp. Đây là yêu cầu rất quan trọng nhằm khắc phục tình trạng phân tán thông tin lý lịch tư pháp và cũng là bất cập cơ bản trong công tác quản lý lý lịch tư pháp trước khi Luật Lý lịch tư pháp được ban hành.
Về vấn đề này, trong bài viết “Mối quan hệ phối hợp giữa Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp và các cơ quan cung cấp thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp” trên ấn phẩm 200 trang “Mười năm thi hành Luật Lý lịch tư pháp” xuất bản năm 2021 của Tạp chí Dân chủ và pháp luật, tác giả nêu lên những nội dung chính như sau: (i) Công tác phối hợp cung cấp thông tin từ ngày Luật Lý lịch tư pháp có hiệu lực pháp luật; (ii) Công tác phối hợp cung cấp thông tin có trước ngày Luật Lý lịch tư pháp có hiệu lực pháp luật; (iii) Mối quan hệ phối hợp giữa Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp và cơ quan quản lý các cơ sở dữ liệu về dân cư, hộ tịch, hộ khẩu, chứng minh nhân dân; (iv) Thực tiễn công tác phối hợp cung cấp thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và một số đề xuất, kiến nghị.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Để bảo đảm xây dựng cơ sở dữ liệu theo yêu cầu của công tác lý lịch tư pháp, Luật Lý lịch tư pháp đã quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và các cơ quan có liên quan trong cung cấp, tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp. Đây là yêu cầu rất quan trọng nhằm khắc phục tình trạng phân tán thông tin lý lịch tư pháp và cũng là bất cập cơ bản trong công tác quản lý lý lịch tư pháp trước khi Luật Lý lịch tư pháp được ban hành.
Về vấn đề này, trong bài viết “Mối quan hệ phối hợp giữa Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp và các cơ quan cung cấp thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp” trên ấn phẩm 200 trang “Mười năm thi hành Luật Lý lịch tư pháp” xuất bản năm 2021 của Tạp chí Dân chủ và pháp luật, tác giả nêu lên những nội dung chính như sau: (i) Công tác phối hợp cung cấp thông tin từ ngày Luật Lý lịch tư pháp có hiệu lực pháp luật; (ii) Công tác phối hợp cung cấp thông tin có trước ngày Luật Lý lịch tư pháp có hiệu lực pháp luật; (iii) Mối quan hệ phối hợp giữa Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp và cơ quan quản lý các cơ sở dữ liệu về dân cư, hộ tịch, hộ khẩu, chứng minh nhân dân; (iv) Thực tiễn công tác phối hợp cung cấp thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và một số đề xuất, kiến nghị.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!