Những năm qua, hoạt động tư pháp trên ở Quảng Bình đã đạt được những kết quả nhất định; vị trí, vai trò công tác tư pháp trong đời sống chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình tiếp tục được khẳng định, từng bước tạo được niềm tin đối với cấp ủy, chính quyền các cấp và của nhân dân. Tổ chức của Ngành Tư pháp tỉnh Quảng Bình từng bước được mở rộng, đội ngũ công chức tư pháp từ cấp tỉnh đến cấp xã được tăng cường; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ngành ngày càng được hoàn thiện và nâng cao, đáp ứng tốt hơn yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành theo pháp luật. Hệ thống các tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp như: Tư vấn, trợ giúp pháp lý, luật sư, công chứng, đấu giá, giám định phát triển mạnh và luôn nâng cao về chất lượng hoạt động, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tư pháp ở địa phương vẫn còn bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác tư pháp. Bài viết đã đề cập tới một số khó khăn, vướng mắc trong hoạt động tư pháp ở tỉnh Quảng Bình trong một số lĩnh vực như: (i) Cung cấp dịch vụ công; (ii) về biên chế và xây dựng lực lượng; (iii) (iv) về kinh phí phục vụ cho công tác hòa giải ở cơ sở... đồng thời, có một số đề xuất đối với các cơ quan có thẩm quyền ở trung ương và địa phương.
Quảng Bình là tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, phần lớn diện tích tự nhiên là đồi núi; địa bàn tỉnh được chia thành các vùng sinh thái khác nhau: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển; dân cư phân bố không đồng đều, trình độ dân trí còn hạn chế, nguồn thu hàng năm thấp, chưa đảm bảo tự cân đối ngân sách của địa phương. Với vị trí địa lý và đặc điểm, tình hình như vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực tư pháp nói riêng. Song, với sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh và của Bộ Tư pháp, cùng với sự nỗ lực của công chức, viên chức Ngành Tư pháp, những năm qua, hoạt động tư pháp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã đạt được những kết quả nhất định; vị trí, vai trò công tác tư pháp trong đời sống chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục được khẳng định, từng bước tạo được niềm tin đối với cấp ủy, chính quyền các cấp và của nhân dân. Tổ chức của Ngành Tư pháp từng bước được mở rộng, đội ngũ công chức tư pháp từ cấp tỉnh đến cấp xã được tăng cường; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ngành Tư pháp ngày càng được hoàn thiện và nâng cao, đáp ứng tốt hơn yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành theo pháp luật. Hệ thống các tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp như tư vấn, trợ giúp pháp lý, luật sư, công chứng, đấu giá, giám định phát triển mạnh và luôn nâng cao về chất lượng hoạt động, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Công tác tư pháp ở địa phương đã và đang bảo đảm cho việc tôn trọng, thi hành Hiến pháp, pháp luật trong mọi mặt của đời sống xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, từ thực tiễn triển khai cho thấy, hoạt động tư pháp ở địa phương còn bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác, cụ thể là:
Thứ nhất, trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công
Hiện nay, một số lĩnh vực thuộc Ngành Tư pháp đang thực hiện chủ trương xã hội hóa theo hướng tách bạch giữa quản lý nhà nước và dịch vụ công, nhằm tạo điều kiện để cơ quan quản lý nhà nước tập trung thực hiện các nhiệm vụ mà lĩnh vực tư không thực hiện được, đồng thời chuyển một số dịch vụ công thuộc ngành sang khu vực tư thực hiện nhằm huy động các nguồn lực của xã hội trong việc cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số lĩnh vực còn chưa thống nhất giữa chủ trương xã hội hóa theo Đề án của Thủ tướng Chính phủ với các quy định khác có liên quan, làm ảnh hưởng đến tâm lý, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa, ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước của Ngành Tư pháp. Cụ thể như:
Trong lĩnh vực công chứng, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã định hướng tách bạch giữa quản lý nhà nước và dịch vụ công trong hoạt động công chứng, đồng thời, Luật Công chứng năm 2006 cũng đã tách bạch giữa hoạt động công chứng, chứng thực và quản lý nhà nước. Tại Đề án “Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam đến năm 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 10/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ cũng đã nêu quan điểm quy hoạch các tổ chức hành nghề công chứng, đó là: “... Tiến tới thực hiện việc chuyển giao toàn bộ các hợp đồng, giao dịch từ ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã cho các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện nhằm chuyên nghiệp hóa hoạt động công chứng đáp ứng yêu cầu của hội nhập, đồng thời bảo vệ tốt quyền, lợi ích hợp pháp, an toàn pháp lý cho các giao dịch”. Để có cơ sở cho các địa phương phát triển các tổ chức hành nghề công chứng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2104/QĐ-TTg ngày 29/12/2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020, theo đó, nhiều cá nhân đủ điều kiện đã đứng ra thành lập văn phòng công chứng hoạt động theo mô hình của Luật Doanh nghiệp. Nhiều địa phương, trong đó có Quảng Bình cũng đã ban hành quy định phân cấp thẩm quyền công chứng theo hướng chuyển dần việc công chứng các hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức hành nghề công chứng. Tuy nhiên, Luật Đất đai năm 2013, Luật Nhà ở năm 2014 và các văn bản hướng dẫn lại quy định các hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất, nhà ở được công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại ủy ban nhân dân cấp xã. Do thuận tiện, cùng với việc cho rằng, công chứng hay chứng thực đều có ý nghĩa như nhau nên phần lớn người dân đã lựa chọn chứng thực tại ủy ban nhân dân cấp xã. Điều này đã gây khó khăn cho công tác công chứng, chứng thực tại địa phương. Nhiều địa phương đã phải có những quy định nhằm giải quyết một cách linh hoạt vướng mắc này. Đồng thời, Bộ Tư pháp cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, theo đó, đối với những địa phương mà hoạt động công chứng đã ổn định, được nhân dân tin tưởng, góp phần phát triển tốt kinh tế - xã hội, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, giảm thiểu được rủi ro, tranh chấp về đất đai, nhà ở trên địa bàn thì không quyết định lại việc chuyển giao từ tổ chức hành nghề công chứng sang ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện, qua đó góp phần giảm tải công tác hành chính - tư pháp cho ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính và đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công. Hơn nữa, Luật Công chứng năm 2006 đã quy định tách bạch giữa hoạt động công chứng và chứng thực, theo đó, các tổ chức hành nghề công chứng không thực hiện việc chứng thực như trước đây (Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực) mà chỉ tập trung chuyên sâu cho hoạt động công chứng. Tuy nhiên, Luật Công chứng năm 2014 lại quy định công chứng viên được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản.
Mặt khác, cùng một chủ trương xã hội hóa nhưng các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau thì phải có các giải pháp và kết quả thực hiện khác nhau. Đối với các tỉnh, thành phố lớn thì phải dùng các giải pháp để “kiềm chế” việc phát triển các tổ chức hành nghề công chứng, còn các địa phương khó khăn thì phải dùng biện pháp khuyến khích, hỗ trợ sự phát triển nhưng vẫn không có kết quả. Vì vậy, qua 05 năm triển khai thực hiện Đề án, đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình mới có 13 công chứng viên hoạt động ở 06 tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn 04/08 địa phương cấp huyện, đạt 66,6% so với lộ trình giai đoạn 2011 - 2015 và đạt 35% so với quy hoạch đến năm 2020.
Ngoài ra, theo quy định hiện hành, Sở Tư pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với luật sư, công chứng, đấu giá. Tuy nhiên, đối với luật sư, chứng chỉ hành nghề luật sư do Bộ Tư pháp cấp trên cơ sở đề nghị của Sở Tư pháp và Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động cho luật sư; đối với chức danh công chứng viên thì do Bộ Tư pháp bổ nhiệm trên cơ sở đề nghị của Sở Tư pháp và việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng do Sở Tư pháp thẩm định đề án và đề nghị ủy ban nhân dân tỉnh thành lập. Trong khi đó, đối với lĩnh vực đấu giá, theo quy định của Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản và các văn bản hướng dẫn thì Sở Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về bán đấu giá tài sản nói chung và các tổ chức bán đấu giá tài sản chuyên nghiệp nói riêng, bao gồm cả doanh nghiệp bán đấu giá, tuy nhiên, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp bán đấu giá do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp (theo Luật Doanh nghiệp), sau khi được cấp giấy đăng ký hoạt động thì doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo cho Sở Tư pháp nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Như vậy, mặc dù được giao quản lý nhà nước nhưng Sở Tư pháp không quản lý được việc thành lập, quá trình hoạt động cũng như sự tồn tại của các doanh nghiệp này. Do đó, có thể nói, đối với lĩnh vực luật sư, công chứng thì Sở Tư pháp quản lý rất thuận lợi nhưng đối với lĩnh vực đấu giá thì việc quản lý sẽ gặp khó khăn.
Thứ hai, về biên chế và xây dựng lực lượng
Quảng Bình là địa phương có 08 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 06 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố) với 159 xã, phường, thị trấn. Tổng số công chức, viên chức, lao động của Sở Tư pháp đến thời điểm hiện tại là 102 người; công chức, lao động của Phòng Tư pháp cấp huyện gồm 38 người, chức danh công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã gồm 282 người. So với các cơ quan chuyên môn ở cấp tỉnh, cấp huyện thì số lượng biên chế của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp thuộc nhóm thấp. Mặc dù những năm gần đây, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ủy ban nhân dân cấp huyện đã rất quan tâm bổ sung biên chế cho ngành, nhưng số lượng biên chế của Sở, Phòng từ đầu đã rất ít và thiếu nên việc bổ sung chủ yếu để khắc phục được việc thiếu biên chế trước đó, còn để thực hiện nhiệm vụ mới hoặc nhiệm vụ không mới nhưng tăng về số lượng và quy mô thì chưa đáp ứng được. Chẳng hạn, theo Đề án “Xây dựng tổ chức bộ máy, biên chế triển khai thực hiện quản lý thống nhất công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan tư pháp địa phương” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1950/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 thì “Đối với Sở Tư pháp các tỉnh chưa thành lập Phòng Quản lý xử lý vi phạm hành chính thì Sở Tư pháp phân công nhiệm vụ quản lý công tác xử lý vi phạm hành chính cho phòng chuyên môn thích hợp thuộc Sở trên tinh thần bổ sung từ 03 đến 05 biên chế chuyên trách để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. Bổ sung biên chế, cán bộ cho Phòng Tư pháp thực hiện nhiệm vụ của ủy ban nhân dân cấp huyện về quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính” hay Đề án “Xây dựng trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và kiện toàn tổ chức thuộc Sở Tư pháp để xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2369/QĐ-TTg ngày 28/12/2010; Đề án đã xác định : “Để thực hiện nhiệm vụ xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp tại địa phương, các Sở Tư pháp sử dụng tổ chức hiện có của Sở là Phòng Hành chính tư pháp, đồng thời, bổ sung ít nhất 03 biên chế làm công tác lý lịch tư pháp tại Phòng Hành chính tư pháp” nhưng đến nay, số biên chế này vẫn chưa được cấp nên số biên chế hiện có phải đảm đương luôn cả các nhiệm vụ mới được bổ sung, do đó, đã tạo áp lực rất lớn trong thực hiện nhiệm vụ của công chức, viên chức thuộc ngành.
Ngoài ra, Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế đã quy định 14 cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh được thành lập Phòng Pháp chế. Đồng thời, quy định Sở Tư pháp có trách nhiệm giúp ủy ban nhân dân tỉnh trong việc quản lý công tác pháp chế ở địa phương. Tuy nhiên, Nghị định số 55/2011/NĐ-CP lại không quy định Sở Tư pháp được thành lập Phòng Pháp chế. Vì vậy, nhiệm vụ này theo Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BNV-BTP ngày 22/12/2014 của Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Phòng Tư pháp thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đã giao cho Phòng Xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - là phòng chuyên môn của Sở Tư pháp có chức năng chủ yếu tham mưu trong lĩnh vực hoàn thiện thể chế ở địa phương đảm nhận nhiệm vụ này. Hơn nữa, nếu Nghị định số 55/2011/NĐ-CP có quy định Sở Tư pháp được thành lập Phòng Pháp chế thì có lẽ quy định này cũng không có tính khả thi, bởi qua 05 năm triển khai thi hành Nghị định số 55/2011/NĐ-CP, tỉnh Quảng Bình mới thành lập được 01 Phòng Pháp chế thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, còn lại hầu hết các Sở, ban, ngành đều bố trí kiêm nhiệm. Vì vậy, công tác pháp chế trên địa bàn triển khai hết sức khó khăn, chất lượng, hiệu quả còn hạn chế do thiếu nguồn nhân lực.
Thứ ba, về kinh phí phục vụ cho công tác hòa giải ở cơ sở
Triển khai thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013, Thông tư số 100/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 30/7/2014 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 106/2015/NQ-HĐND ngày 17/7/2015 và ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 30/2015/QĐ-UBND ngày 25/9/2015, trong đó có một số quy định về nội dung chi, mức chi cho công tác hòa giải ở cơ sở, theo đó, mức chi cho hòa giải viên trực tiếp tham gia hòa giải các vụ việc là 150.000 đồng/vụ và chi văn phòng phẩm cho tổ hòa giải là 120.000 đồng/tháng/tổ. Tuy nhiên, qua 02 năm triển khai nghị quyết, chế độ này vẫn chưa được cấp do địa phương chưa cân đối ngân sách chi cho nhiệm vụ này. Vì vậy, đã tác động rất lớn đến tâm lý của hòa giải viên, hiệu quả hoạt động của công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn và ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước của Sở Tư pháp đối với lĩnh vực này.
Với vai trò và vị trí hết sức quan trọng của công tác tư pháp ở địa phương, là nơi trực tiếp tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền địa phương đưa các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân nên việc khắc phục các khó khăn, vướng mắc nêu trên sẽ góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác tư pháp ở địa phương. Vì vậy, qua thực tiễn công tác trên địa bàn, tác giả xin đưa ra một số đề xuất đối với các cơ quan có thẩm quyền ở trung ương và địa phương:
(i) Tổ chức đánh giá, tổng kết tình hình triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về công chứng, trong đó chú trọng đánh giá, xem xét thẩm quyền công chứng các hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất để nghiên cứu sửa đổi hoàn thiện thể chế quy định trong lĩnh vực này;
(ii) Quan tâm cân đối ngân sách để cấp và bổ sung kinh phí bảo đảm cho cơ quan tư pháp ở địa phương triển khai các nhiệm vụ được thuận lợi, trước mắt là việc cấp kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đối với công tác này;
(iii) Nghiên cứu điều chuyển công chức, viên chức để bổ sung biên chế cho Ngành Tư pháp nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, nhất là các nhiệm vụ mới bổ sung.
Thứ nhất, trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công
Hiện nay, một số lĩnh vực thuộc Ngành Tư pháp đang thực hiện chủ trương xã hội hóa theo hướng tách bạch giữa quản lý nhà nước và dịch vụ công, nhằm tạo điều kiện để cơ quan quản lý nhà nước tập trung thực hiện các nhiệm vụ mà lĩnh vực tư không thực hiện được, đồng thời chuyển một số dịch vụ công thuộc ngành sang khu vực tư thực hiện nhằm huy động các nguồn lực của xã hội trong việc cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số lĩnh vực còn chưa thống nhất giữa chủ trương xã hội hóa theo Đề án của Thủ tướng Chính phủ với các quy định khác có liên quan, làm ảnh hưởng đến tâm lý, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa, ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước của Ngành Tư pháp. Cụ thể như:
Trong lĩnh vực công chứng, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã định hướng tách bạch giữa quản lý nhà nước và dịch vụ công trong hoạt động công chứng, đồng thời, Luật Công chứng năm 2006 cũng đã tách bạch giữa hoạt động công chứng, chứng thực và quản lý nhà nước. Tại Đề án “Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam đến năm 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 10/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ cũng đã nêu quan điểm quy hoạch các tổ chức hành nghề công chứng, đó là: “... Tiến tới thực hiện việc chuyển giao toàn bộ các hợp đồng, giao dịch từ ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã cho các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện nhằm chuyên nghiệp hóa hoạt động công chứng đáp ứng yêu cầu của hội nhập, đồng thời bảo vệ tốt quyền, lợi ích hợp pháp, an toàn pháp lý cho các giao dịch”. Để có cơ sở cho các địa phương phát triển các tổ chức hành nghề công chứng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2104/QĐ-TTg ngày 29/12/2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020, theo đó, nhiều cá nhân đủ điều kiện đã đứng ra thành lập văn phòng công chứng hoạt động theo mô hình của Luật Doanh nghiệp. Nhiều địa phương, trong đó có Quảng Bình cũng đã ban hành quy định phân cấp thẩm quyền công chứng theo hướng chuyển dần việc công chứng các hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức hành nghề công chứng. Tuy nhiên, Luật Đất đai năm 2013, Luật Nhà ở năm 2014 và các văn bản hướng dẫn lại quy định các hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất, nhà ở được công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại ủy ban nhân dân cấp xã. Do thuận tiện, cùng với việc cho rằng, công chứng hay chứng thực đều có ý nghĩa như nhau nên phần lớn người dân đã lựa chọn chứng thực tại ủy ban nhân dân cấp xã. Điều này đã gây khó khăn cho công tác công chứng, chứng thực tại địa phương. Nhiều địa phương đã phải có những quy định nhằm giải quyết một cách linh hoạt vướng mắc này. Đồng thời, Bộ Tư pháp cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, theo đó, đối với những địa phương mà hoạt động công chứng đã ổn định, được nhân dân tin tưởng, góp phần phát triển tốt kinh tế - xã hội, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, giảm thiểu được rủi ro, tranh chấp về đất đai, nhà ở trên địa bàn thì không quyết định lại việc chuyển giao từ tổ chức hành nghề công chứng sang ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện, qua đó góp phần giảm tải công tác hành chính - tư pháp cho ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính và đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công. Hơn nữa, Luật Công chứng năm 2006 đã quy định tách bạch giữa hoạt động công chứng và chứng thực, theo đó, các tổ chức hành nghề công chứng không thực hiện việc chứng thực như trước đây (Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực) mà chỉ tập trung chuyên sâu cho hoạt động công chứng. Tuy nhiên, Luật Công chứng năm 2014 lại quy định công chứng viên được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản.
Mặt khác, cùng một chủ trương xã hội hóa nhưng các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau thì phải có các giải pháp và kết quả thực hiện khác nhau. Đối với các tỉnh, thành phố lớn thì phải dùng các giải pháp để “kiềm chế” việc phát triển các tổ chức hành nghề công chứng, còn các địa phương khó khăn thì phải dùng biện pháp khuyến khích, hỗ trợ sự phát triển nhưng vẫn không có kết quả. Vì vậy, qua 05 năm triển khai thực hiện Đề án, đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình mới có 13 công chứng viên hoạt động ở 06 tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn 04/08 địa phương cấp huyện, đạt 66,6% so với lộ trình giai đoạn 2011 - 2015 và đạt 35% so với quy hoạch đến năm 2020.
Ngoài ra, theo quy định hiện hành, Sở Tư pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với luật sư, công chứng, đấu giá. Tuy nhiên, đối với luật sư, chứng chỉ hành nghề luật sư do Bộ Tư pháp cấp trên cơ sở đề nghị của Sở Tư pháp và Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động cho luật sư; đối với chức danh công chứng viên thì do Bộ Tư pháp bổ nhiệm trên cơ sở đề nghị của Sở Tư pháp và việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng do Sở Tư pháp thẩm định đề án và đề nghị ủy ban nhân dân tỉnh thành lập. Trong khi đó, đối với lĩnh vực đấu giá, theo quy định của Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản và các văn bản hướng dẫn thì Sở Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về bán đấu giá tài sản nói chung và các tổ chức bán đấu giá tài sản chuyên nghiệp nói riêng, bao gồm cả doanh nghiệp bán đấu giá, tuy nhiên, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp bán đấu giá do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp (theo Luật Doanh nghiệp), sau khi được cấp giấy đăng ký hoạt động thì doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo cho Sở Tư pháp nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Như vậy, mặc dù được giao quản lý nhà nước nhưng Sở Tư pháp không quản lý được việc thành lập, quá trình hoạt động cũng như sự tồn tại của các doanh nghiệp này. Do đó, có thể nói, đối với lĩnh vực luật sư, công chứng thì Sở Tư pháp quản lý rất thuận lợi nhưng đối với lĩnh vực đấu giá thì việc quản lý sẽ gặp khó khăn.
Thứ hai, về biên chế và xây dựng lực lượng
Quảng Bình là địa phương có 08 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 06 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố) với 159 xã, phường, thị trấn. Tổng số công chức, viên chức, lao động của Sở Tư pháp đến thời điểm hiện tại là 102 người; công chức, lao động của Phòng Tư pháp cấp huyện gồm 38 người, chức danh công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã gồm 282 người. So với các cơ quan chuyên môn ở cấp tỉnh, cấp huyện thì số lượng biên chế của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp thuộc nhóm thấp. Mặc dù những năm gần đây, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ủy ban nhân dân cấp huyện đã rất quan tâm bổ sung biên chế cho ngành, nhưng số lượng biên chế của Sở, Phòng từ đầu đã rất ít và thiếu nên việc bổ sung chủ yếu để khắc phục được việc thiếu biên chế trước đó, còn để thực hiện nhiệm vụ mới hoặc nhiệm vụ không mới nhưng tăng về số lượng và quy mô thì chưa đáp ứng được. Chẳng hạn, theo Đề án “Xây dựng tổ chức bộ máy, biên chế triển khai thực hiện quản lý thống nhất công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan tư pháp địa phương” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1950/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 thì “Đối với Sở Tư pháp các tỉnh chưa thành lập Phòng Quản lý xử lý vi phạm hành chính thì Sở Tư pháp phân công nhiệm vụ quản lý công tác xử lý vi phạm hành chính cho phòng chuyên môn thích hợp thuộc Sở trên tinh thần bổ sung từ 03 đến 05 biên chế chuyên trách để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. Bổ sung biên chế, cán bộ cho Phòng Tư pháp thực hiện nhiệm vụ của ủy ban nhân dân cấp huyện về quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính” hay Đề án “Xây dựng trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và kiện toàn tổ chức thuộc Sở Tư pháp để xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2369/QĐ-TTg ngày 28/12/2010; Đề án đã xác định : “Để thực hiện nhiệm vụ xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp tại địa phương, các Sở Tư pháp sử dụng tổ chức hiện có của Sở là Phòng Hành chính tư pháp, đồng thời, bổ sung ít nhất 03 biên chế làm công tác lý lịch tư pháp tại Phòng Hành chính tư pháp” nhưng đến nay, số biên chế này vẫn chưa được cấp nên số biên chế hiện có phải đảm đương luôn cả các nhiệm vụ mới được bổ sung, do đó, đã tạo áp lực rất lớn trong thực hiện nhiệm vụ của công chức, viên chức thuộc ngành.
Ngoài ra, Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế đã quy định 14 cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh được thành lập Phòng Pháp chế. Đồng thời, quy định Sở Tư pháp có trách nhiệm giúp ủy ban nhân dân tỉnh trong việc quản lý công tác pháp chế ở địa phương. Tuy nhiên, Nghị định số 55/2011/NĐ-CP lại không quy định Sở Tư pháp được thành lập Phòng Pháp chế. Vì vậy, nhiệm vụ này theo Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BNV-BTP ngày 22/12/2014 của Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Phòng Tư pháp thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đã giao cho Phòng Xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - là phòng chuyên môn của Sở Tư pháp có chức năng chủ yếu tham mưu trong lĩnh vực hoàn thiện thể chế ở địa phương đảm nhận nhiệm vụ này. Hơn nữa, nếu Nghị định số 55/2011/NĐ-CP có quy định Sở Tư pháp được thành lập Phòng Pháp chế thì có lẽ quy định này cũng không có tính khả thi, bởi qua 05 năm triển khai thi hành Nghị định số 55/2011/NĐ-CP, tỉnh Quảng Bình mới thành lập được 01 Phòng Pháp chế thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, còn lại hầu hết các Sở, ban, ngành đều bố trí kiêm nhiệm. Vì vậy, công tác pháp chế trên địa bàn triển khai hết sức khó khăn, chất lượng, hiệu quả còn hạn chế do thiếu nguồn nhân lực.
Thứ ba, về kinh phí phục vụ cho công tác hòa giải ở cơ sở
Triển khai thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013, Thông tư số 100/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 30/7/2014 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 106/2015/NQ-HĐND ngày 17/7/2015 và ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 30/2015/QĐ-UBND ngày 25/9/2015, trong đó có một số quy định về nội dung chi, mức chi cho công tác hòa giải ở cơ sở, theo đó, mức chi cho hòa giải viên trực tiếp tham gia hòa giải các vụ việc là 150.000 đồng/vụ và chi văn phòng phẩm cho tổ hòa giải là 120.000 đồng/tháng/tổ. Tuy nhiên, qua 02 năm triển khai nghị quyết, chế độ này vẫn chưa được cấp do địa phương chưa cân đối ngân sách chi cho nhiệm vụ này. Vì vậy, đã tác động rất lớn đến tâm lý của hòa giải viên, hiệu quả hoạt động của công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn và ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước của Sở Tư pháp đối với lĩnh vực này.
Với vai trò và vị trí hết sức quan trọng của công tác tư pháp ở địa phương, là nơi trực tiếp tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền địa phương đưa các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân nên việc khắc phục các khó khăn, vướng mắc nêu trên sẽ góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác tư pháp ở địa phương. Vì vậy, qua thực tiễn công tác trên địa bàn, tác giả xin đưa ra một số đề xuất đối với các cơ quan có thẩm quyền ở trung ương và địa phương:
(i) Tổ chức đánh giá, tổng kết tình hình triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về công chứng, trong đó chú trọng đánh giá, xem xét thẩm quyền công chứng các hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất để nghiên cứu sửa đổi hoàn thiện thể chế quy định trong lĩnh vực này;
(ii) Quan tâm cân đối ngân sách để cấp và bổ sung kinh phí bảo đảm cho cơ quan tư pháp ở địa phương triển khai các nhiệm vụ được thuận lợi, trước mắt là việc cấp kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đối với công tác này;
(iii) Nghiên cứu điều chuyển công chức, viên chức để bổ sung biên chế cho Ngành Tư pháp nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, nhất là các nhiệm vụ mới bổ sung.
Trà Đình Huân
Sở Tư pháp tỉnh Quảng Bình
Sở Tư pháp tỉnh Quảng Bình