Đã triển khai thí điểm phần mềm đăng ký khai sinh (ĐKKS) điện tử có kết nối với hệ thống cấp số định danh cá nhân để cấp số định danh cá nhân cho trẻ em ngay khi được ĐKKS[1]; thực hiện tốt quy định cá nhân có quyền lựa chọn cơ quan đăng ký hộ tịch (ĐKHT) cho mình không phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu thường trú như trước đây, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân trong việc lựa chọn cơ quan đăng ký sự kiện hộ tịch của mình; hệ thống cơ quan quản lý, ĐKHT, đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch từ Trung ương đến cơ sở được củng cố, kiện toàn, có kế hoạch đào tạo bảo đảm tiêu chuẩn chuyên môn luật, công chức làm công tác hộ tịch được bồi dưỡng, cấp chứng chỉ theo chương trình bồi dưỡng chính thức đã được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt; yêu cầu ĐKHT của người dân cơ bản được giải quyết kịp thời; trình tự, thủ tục ĐKHT được cải cách mạnh mẽ, đơn giản hóa và cắt giảm nhiều giấy tờ không cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ĐKHT đã được quan tâm triển khai ở nhiều địa phương, cơ sở dữ liệu hộ tịch được hình thành với hệ thống cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử kết hợp với sổ ĐKHT được lưu trữ, thống kê thường xuyên; việc phổ biến, giáo dục pháp luật về hộ tịch ngày càng được coi trọng, nhận thức của người dân về vai trò, ý nghĩa của công tác ĐKHT được nâng cao...
Có thể thấy, Luật Hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành đã thực sự đi vào cuộc sống xã hội, ngày càng khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng đối với việc đăng ký, quản lý hộ tịch, sự kiện hộ tịch của cá nhân được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan và chính xác, bảo đảm ngày một tốt hơn quyền, nghĩa vụ ĐKHT của cá nhân, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và xã hội.
Mặc dù Luật Hộ tịch đã nhanh chóng được triển khai, áp dụng đồng bộ, thống nhất trên cả nước và thực tế đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng thực tiễn giải quyết cho thấy, các việc hộ tịch luôn phát sinh hết sức đa dạng, phức tạp, nhiều trường hợp tuy là các sự kiện hộ tịch thường xuyên xảy ra như việc sinh, việc xác nhận tình trạng hôn nhân, việc tử, việc thay đổi họ, tên… nhưng lại có nhiều tình tiết phức tạp, nhạy cảm mà Luật Hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành chưa dự liệu và chưa có quy định điều chỉnh, dẫn đến yêu cầu ĐKHT của người dân ở một số địa phương vẫn nảy sinh khó khăn, vướng mắc chưa thể giải quyết.
1. Xác định nội dung đăng ký khai sinh
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch thì nội dung khai sinh gồm: Thông tin của người được ĐKKS (họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch); thông tin của cha, mẹ người được ĐKKS (họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú); số định danh cá nhân.
Liên quan đến việc xác định họ, tên cho con, điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch quy định: Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong tờ khai ĐKKS; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán. Tuy nhiên, theo quy định này, một số cơ quan ĐKHT, người dân lại hiểu rằng, việc xác định họ cho con theo phong tục tập quán tức là phong tục tập quán như thế nào thì xác định đúng theo như thế mà không phải tuân thủ nguyên tắc nào khác, dẫn đến xác định họ của con có thể không theo họ của mẹ, cũng không theo họ của cha, thậm chí không có họ, chỉ có tên. Thực tế tại một số địa bàn, vẫn tồn tại tình trạng ĐKKS cho con không mang họ cha, cũng không mang họ mẹ hoặc ĐKKS cho con “ngoài giá thú” nhưng không mang họ của mẹ[2]. Trường hợp công chức làm công tác hộ tịch từ chối giải quyết yêu cầu ĐKKS thì người dân phản ứng, bức xúc hoặc phản đối bằng việc không tiếp tục thực hiện ĐKKS cho con.
Về việc đặt tên, khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định: Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự (quy định tại Điều 3 của Bộ luật Dân sự năm 2015). Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. Như vậy, trường hợp trẻ em có một bên cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, bên còn lại là người nước ngoài, nếu cha mẹ thỏa thuận lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con thì khi ĐKKS, tên của trẻ cũng phải là tên gọi Việt Nam, theo đúng trật tự, “tên” là từ cuối cùng trong chuỗi “họ, chữ đệm, tên”, nên các trường hợp đặt tên theo tiếng nước ngoài như: Nguyễn Dean, Trần John, Lê Maika... là trái nguyên tắc đặt tên nêu trên. Tuy nhiên, việc xác định thế nào là tên bằng “tiếng Việt” hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam thì chưa có quy định hướng dẫn, chủ yếu hiện nay vẫn xác định theo cách phát âm nên việc áp dụng chưa bảo đảm thống nhất, khó khăn cho cả công chức làm công tác hộ tịch và người dân.
Bên cạnh những vướng mắc mà cơ quan ĐKHT gặp phải khi giải quyết yêu cầu ĐKKS cho trẻ em, thì việc xác định thông tin khi thực hiện việc ĐKKS cho người đã có hồ sơ giấy tờ cá nhân, đăng ký lại khai sinh (trong trường hợp không còn bản sao giấy khai sinh được cấp hợp lệ trước đây) cũng gặp không ít khó khăn; việc ĐKKS trong trường hợp này hoàn toàn dựa trên cơ sở hồ sơ, giấy tờ, tài liệu có các thông tin liên quan đến nội dung khai sinh do người có yêu cầu ĐKKS cung cấp. Nếu như các giấy tờ mà người yêu cầu đăng ký lại khai sinh xuất trình có nội dung thống nhất về họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh, dân tộc, quốc tịch… thì việc đăng ký lại khai sinh được giải quyết nhanh gọn, chính xác. Tuy nhiên, nhiều trường hợp hồ sơ, giấy tờ có thông tin khác nhau; trường hợp người yêu cầu xuất trình được giấy khai sinh được cấp từ thời kỳ Pháp thuộc hoặc thời kỳ chính quyền ngụy Sài Gòn nhưng nội dung khai sinh không đầy đủ; trường hợp người yêu cầu ĐKKS là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài hoặc công dân Việt Nam đã thôi quốc tịch Việt Nam và nhập quốc tịch nước ngoài, đã được thay đổi chữ đệm, tên… thì nhiều công chức làm công tác hộ tịch cho rằng chưa có quy định nguyên tắc giải quyết nên lúng túng trong việc xác định nội dung khai sinh, ảnh hưởng đến thời gian giải quyết yêu cầu ĐKHT.
Để giải quyết những trường hợp này, công chức làm công tác hộ tịch cần nghiên cứu và áp dụng quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, theo các quy định tại các khoản này thì: Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có bản sao giấy khai sinh trước đây được cấp hợp lệ thì nội dung ĐKKS được ghi theo nội dung bản sao giấy khai sinh; phần khai về cha, mẹ được ghi theo thời điểm đăng ký lại khai sinh. Trường hợp người yêu cầu không có bản sao giấy khai sinh nhưng hồ sơ, giấy tờ cá nhân có sự thống nhất về nội dung khai sinh thì đăng ký lại theo nội dung đó. Nếu hồ sơ, giấy tờ không thống nhất về nội dung khai sinh thì nội dung khai sinh được xác định theo hồ sơ, giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chính thức, hợp lệ, đầu tiên; riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì nội dung khai sinh được xác định theo văn bản của thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
Đồng thời, Điều 9 Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP cũng quy định cụ thể các giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh bao gồm: Bản sao giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (bản sao được công chứng, chứng thực hợp lệ, bản sao được cấp từ sổ ĐKKS); bản chính hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay thế giấy khai sinh được cấp trước năm 1945 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở miền Nam. Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có giấy tờ trên thì sử dụng các giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ để xác định nội dung đăng ký lại khai sinh[3].
Đối với trường hợp đăng ký lại khai sinh cho công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài… thì cơ quan ĐKHT căn cứ quy định tại Điều 10 Thông tư số 15/2015/TT-BTP để giải quyết[4], cụ thể:
- Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là công dân Việt Nam đã thôi quốc tịch Việt Nam và nhập quốc tịch nước ngoài, đã được thay đổi chữ đệm, tên thì khi đăng ký lại khai sinh, tên, chữ đệm, quốc tịch ghi theo nội dung tại thời điểm đăng ký lại, các thông tin trước đây ghi vào mặt sau của giấy khai sinh. Người yêu cầu phải xuất trình giấy tờ chứng minh việc thay đổi các thông tin nêu trên.
- Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài, đã được thay đổi tên, chữ đệm thì khi đăng ký lại khai sinh, nội dung khai sinh cũng được xác định theo quy định nêu trên (ghi theo thông tin đã thay đổi, nội dung thông tin trước khi thay đổi được ghi vào mặt sau của giấy khai sinh). Nếu đương sự có giấy tờ hợp lệ chứng minh có quốc tịch Việt Nam và việc có quốc tịch nước ngoài thì phần ghi về quốc tịch trong giấy khai sinh được thực hiện theo quy định pháp luật về quốc tịch: Ghi quốc tịch Việt Nam trước, quốc tịch nước ngoài sau (ví dụ: Việt Nam, Hoa Kỳ). Việc xác định, ghi quốc tịch Việt Nam khi đăng ký lại khai sinh phải trên cơ sở giấy tờ, tài liệu hợp lệ chứng minh hiện tại đương sự có quốc tịch Việt Nam và cần kiểm tra, xác minh chặt chẽ. Nếu thấy chưa có đủ cơ sở để khẳng định người đó còn quốc tịch Việt Nam thì cơ quan ĐKHT có trách nhiệm kiểm tra, xác minh tình trạng quốc tịch của người đó.
- Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh chỉ xuất trình giấy tờ chứng minh việc có quốc tịch nước ngoài thì trong giấy khai sinh chỉ ghi quốc tịch nước ngoài. Tuy nhiên, đối với trường hợp này, người yêu cầu cũng phải có hồ sơ, giấy tờ cá nhân (bản chính hoặc bản sao hợp lệ): Giấy tờ tùy thân quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP; sổ hộ khẩu; sổ tạm trú; giấy tờ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trong đó ghi nơi sinh tại Việt Nam.
2. Đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện quyền ĐKHT, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và Thông tư số 15/2015/TT-BTP quy định cho phép kết hợp thủ tục nhận cha, mẹ, con và ĐKKS. Tuy nhiên, hiện tại có tình trạng nhiều phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài nhưng cuộc sống chung không hạnh phúc nên bỏ về Việt Nam, cũng có trường hợp không được cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cho phép sang nước ngoài định cư nên hôn nhân không duy trì được, thực tế quan hệ vợ chồng đã chấm dứt nhưng chưa làm thủ tục ly hôn mà đã lại có quan hệ chung sống với người đàn ông khác và sinh con. Do con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân vẫn còn tồn tại, nên theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, phải được xác định là con chung của hai vợ chồng (mặc dù người chồng không phải là người cha trên thực tế của đứa trẻ)[5], người mẹ có yêu cầu đăng ký việc nhận cha (người cha trên thực tế) của trẻ em kết hợp với thủ tục ĐKKS để khai sinh theo đúng thông tin về cha mẹ hoặc ĐKKS theo diện con chưa xác định được cha thì cơ quan ĐKHT không giải quyết được.
Do khoản 2 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: “Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định”; khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình cũng quy định: “Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình”, nên yêu cầu xác định cha cho con của người mẹ trong trường hợp này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân, không thuộc thẩm quyền của cơ quan ĐKHT. Nhưng thực tế, đa phần người dân phản ánh Tòa án có thẩm quyền không thụ lý giải quyết hoặc có tiếp nhận nhưng sau đó đình chỉ việc giải quyết vì cho rằng không có “tranh chấp”, dẫn đến việc trẻ em không được ĐKKS kịp thời hoặc ĐKKS nhưng với thông tin về người cha không đúng thực tế, vì vậy, cần thiết phải có quy định hướng dẫn xác định thẩm quyền giải quyết để bảo đảm quyền lợi của trẻ em.
3. Xác định tình trạng hôn nhân để đăng ký kết hôn, cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Theo quy định, trong giai đoạn chuyển tiếp (khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được vận hành thống nhất trên toàn quốc) thì khi cá nhân làm thủ tục đăng ký kết hôn tại nơi không thường trú hoặc thực hiện nhiều giao dịch dân sự, thủ tục hành chính, công dân Việt Nam đều phải nộp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Tuy nhiên, trường hợp công dân Việt Nam đã từng có thời gian cư trú tại nước ngoài nay về Việt Nam thường trú mà có yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì hầu hết các trường hợp này không có được giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân thời gian cư trú ở nước ngoài (giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài (cơ quan đại diện) hoặc giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp). Trường hợp này, Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao không thể hỗ trợ xác minh/xác nhận mà đều yêu cầu họ liên hệ với cơ quan đại diện để được cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, nhưng do họ đã về nước thường trú nên không thể xuất cảnh ra nước ngoài để liên hệ, đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận, do đó không thể chứng minh tình trạng hôn nhân trong thời gian cư trú ở nước ngoài, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hiện tại thường lúng túng trong việc giải quyết yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, thường phải vận dụng quy định tại Điều 4 Thông tư số 15/2015/TT-BTP cho phép người yêu cầu lập văn bản cam đoan về việc không có giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân trong thời gian cư trú ở nước ngoài, tự chịu trách nhiệm về tình trạng hôn nhân của mình và hệ quả pháp lý của việc cam đoan không đúng sự thật, nhưng “vừa làm, vừa run”.
Liên quan đến đối tượng được cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, Luật Hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành chưa có quy định về việc cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người chết. Tuy nhiên, theo quy định tại pháp luật hộ tịch hiện hành thì người có yêu cầu ĐKHT (trong đó có yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân) phải trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện yêu cầu (trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền); theo Điều 2 Thông tư số 15/2015/TT-BTP thì việc ủy quyền phải được lập thành văn bản (được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật), trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền. Như vậy, yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là quyền nhân thân của cá nhân, không ai được làm thay khi không có văn bản ủy quyền, khi cá nhân chết thì quyền này cũng chấm dứt, yêu cầu do người khác đưa ra, kể cả là người thân thích, ruột thịt cũng không có cơ sở để tiếp nhận, giải quyết.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều cơ quan thực hiện thủ tục hành chính (phần lớn là tổ chức hành nghề công chứng) vẫn yêu cầu người dân phải nộp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của người liên quan đến hợp đồng, giao dịch, kể cả đối với người đã chết, gây phiền hà cho người dân khi phải tìm cách thực hiện yêu cầu không có cơ sở để giải quyết, tăng áp lực công việc hộ tịch cho Ủy ban nhân dân cấp xã[6]. Trường hợp này, theo tác giả, pháp luật hộ tịch cũng như pháp luật về công chứng cần hướng dẫn rõ về đối tượng và trách nhiệm chứng minh/xác minh để bảo đảm chặt chẽ, nhưng không gây khó cho người dân và gây khó cho cả cơ quan ĐKHT.
4. Đăng ký khai tử
Khoản 1 Điều 34 Luật Hộ tịch quy định: “Người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay thế giấy báo tử cho cơ quan ĐKHT”. Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP thì Bộ Y tế hướng dẫn các cơ sở y tế thực hiện việc cấp giấy chứng sinh, giấy báo tử. Tuy nhiên, hiện tại chưa có văn bản quy định cụ thể về mẫu giấy báo tử nên gây lúng túng cho Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện cấp giấy báo tử cho người chết trên địa bàn, cũng như trong việc thực hiện đăng ký khai tử.
5. Đăng ký giám hộ
Hiện tại, Luật Hộ tịch chỉ quy định thủ tục đăng ký giám hộ bao gồm: Đăng ký giám hộ đương nhiên, đăng ký giám hộ cử, đăng ký chấm dứt giám hộ và đăng ký thay đổi giám hộ. Tuy nhiên, yêu cầu giám sát việc giám hộ theo quy định tại Điều 51 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì Luật Hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành do ban hành trước nên chưa có quy định cụ thể về thủ tục này. Hiện tại, một số địa bàn đang phát sinh không ít các trường hợp yêu cầu/bắt buộc phải đăng ký giám sát việc giám hộ đang gây lúng túng cho cơ quan ĐKHT do không có biểu mẫu và hướng dẫn cách thức thực hiện. Rất mong trong thời gian tới, Bộ Tư pháp sẽ sớm có văn bản quy định chính thức giải quyết vướng mắc này thay cho các văn bản hướng dẫn tạm thời như hiện nay[7].
6. Ghi vào sổ hộ tịch các việc ly hôn đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài
Theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP thì: “Công dân Việt Nam đã ly hôn, hủy việc kết hôn ở nước ngoài, sau đó về nước thường trú hoặc làm thủ tục đăng ký kết hôn mới tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì phải ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy việc kết hôn đã được giải quyết ở nước ngoài. Trường hợp đã nhiều lần ly hôn hoặc hủy việc kết hôn trái pháp luật thì chỉ làm thủ tục ghi chú ly hôn gần nhất”. Như vậy, đối tượng thực hiện việc ghi chú ly hôn theo quy định của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP chỉ là công dân Việt Nam về nước thường trú hoặc làm thủ tục đăng ký kết hôn mới tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Tuy nhiên, qua gần 02 năm triển khai, có nhiều trường hợp như người nước ngoài, người Việt Nam đã được thôi quốc tịch Việt Nam kết hôn với công dân Việt Nam sau đó ly hôn tại nước ngoài; công dân Việt Nam trước đây kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, sau đó ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, vẫn cư trú ở nước ngoài nhưng có yêu cầu được ghi chú ly hôn (được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam ghi nhận). Những trường hợp này không thuộc đối tượng ghi chú ly hôn, nên cơ quan ĐKHT đã từ chối giải quyết, nhưng người dân không đồng tình và cho rằng cơ quan nhà nước cần giải quyết để ghi nhận các sự kiện hộ tịch của công dân Việt Nam.
Thiết nghĩ, mọi thông tin hộ tịch của mỗi công dân Việt Nam đều phải được ghi nhận, lưu giữ (trong cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý nhà nước) sẽ bảo đảm việc quản lý dân cư, quản lý hộ tịch được thống nhất, phục vụ cho hoạt động quản lý của Nhà nước, đồng thời bảo đảm quyền được ĐKHT và cấp giấy tờ hộ tịch tương ứng của công dân, nên chăng cần sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng và thẩm quyền ghi chú ly hôn theo hướng mở và bao quát như quy định trước đây của Thông tư số 16/2010/TT-BTP ngày 08/10/2010 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài.
[1]. Phần mềm ĐKKS điện tử mới thực hiện thí điểm tại 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
[2]. Một số địa bàn có tập quán nếu sinh con gái thì lấy chữ đệm trong tên của cha làm họ.
[3]. Như giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu; sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú; bằng tốt nghiệp, giấy chứng nhận, chứng chỉ, học bạ, hồ sơ học tập do cơ quan đào tạo, quản lý giáo dục có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận; giấy tờ khác có thông tin về họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân; giấy tờ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.
[4]. Khoản 1 Điều 10 Thông tư số 15/2015/TT-BTP quy định: Trường hợp hiện tại thông tin về cha, mẹ, bản thân người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có thay đổi so với nội dung giấy tờ cấp trước đây thì người đó có trách nhiệm xuất trình giấy tờ chứng minh việc thay đổi. Nếu việc thay đổi thông tin là phù hợp với quy định pháp luật thì nội dung đăng ký lại khai sinh được xác định theo thông tin thay đổi; nội dung thông tin trước khi thay đổi được ghi vào “phần ghi chú những thay đổi sau này” tại mặt sau của giấy khai sinh và mục “ghi chú” trong sổ ĐKKS.
[5]. Khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân”.
[6]. Có phường tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ trong 08 tháng đầu năm 2017 đã tiếp nhận gần 2.000 yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
[7]. Để giải quyết yêu cầu của người dân, trong thời gian chưa có quy định bổ sung, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đã có văn bản hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ vận dụng quy định về hồ sơ, trình tự thủ tục đăng ký giám hộ để thực hiện đăng ký việc giám sát giám hộ, ghi việc đăng ký giám sát giám hộ vào mục ghi chú trong sổ đăng ký giám hộ.
Có thể thấy, Luật Hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành đã thực sự đi vào cuộc sống xã hội, ngày càng khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng đối với việc đăng ký, quản lý hộ tịch, sự kiện hộ tịch của cá nhân được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan và chính xác, bảo đảm ngày một tốt hơn quyền, nghĩa vụ ĐKHT của cá nhân, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và xã hội.
Mặc dù Luật Hộ tịch đã nhanh chóng được triển khai, áp dụng đồng bộ, thống nhất trên cả nước và thực tế đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng thực tiễn giải quyết cho thấy, các việc hộ tịch luôn phát sinh hết sức đa dạng, phức tạp, nhiều trường hợp tuy là các sự kiện hộ tịch thường xuyên xảy ra như việc sinh, việc xác nhận tình trạng hôn nhân, việc tử, việc thay đổi họ, tên… nhưng lại có nhiều tình tiết phức tạp, nhạy cảm mà Luật Hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành chưa dự liệu và chưa có quy định điều chỉnh, dẫn đến yêu cầu ĐKHT của người dân ở một số địa phương vẫn nảy sinh khó khăn, vướng mắc chưa thể giải quyết.
1. Xác định nội dung đăng ký khai sinh
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch thì nội dung khai sinh gồm: Thông tin của người được ĐKKS (họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch); thông tin của cha, mẹ người được ĐKKS (họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú); số định danh cá nhân.
Liên quan đến việc xác định họ, tên cho con, điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch quy định: Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong tờ khai ĐKKS; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán. Tuy nhiên, theo quy định này, một số cơ quan ĐKHT, người dân lại hiểu rằng, việc xác định họ cho con theo phong tục tập quán tức là phong tục tập quán như thế nào thì xác định đúng theo như thế mà không phải tuân thủ nguyên tắc nào khác, dẫn đến xác định họ của con có thể không theo họ của mẹ, cũng không theo họ của cha, thậm chí không có họ, chỉ có tên. Thực tế tại một số địa bàn, vẫn tồn tại tình trạng ĐKKS cho con không mang họ cha, cũng không mang họ mẹ hoặc ĐKKS cho con “ngoài giá thú” nhưng không mang họ của mẹ[2]. Trường hợp công chức làm công tác hộ tịch từ chối giải quyết yêu cầu ĐKKS thì người dân phản ứng, bức xúc hoặc phản đối bằng việc không tiếp tục thực hiện ĐKKS cho con.
Về việc đặt tên, khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định: Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự (quy định tại Điều 3 của Bộ luật Dân sự năm 2015). Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. Như vậy, trường hợp trẻ em có một bên cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, bên còn lại là người nước ngoài, nếu cha mẹ thỏa thuận lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con thì khi ĐKKS, tên của trẻ cũng phải là tên gọi Việt Nam, theo đúng trật tự, “tên” là từ cuối cùng trong chuỗi “họ, chữ đệm, tên”, nên các trường hợp đặt tên theo tiếng nước ngoài như: Nguyễn Dean, Trần John, Lê Maika... là trái nguyên tắc đặt tên nêu trên. Tuy nhiên, việc xác định thế nào là tên bằng “tiếng Việt” hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam thì chưa có quy định hướng dẫn, chủ yếu hiện nay vẫn xác định theo cách phát âm nên việc áp dụng chưa bảo đảm thống nhất, khó khăn cho cả công chức làm công tác hộ tịch và người dân.
Bên cạnh những vướng mắc mà cơ quan ĐKHT gặp phải khi giải quyết yêu cầu ĐKKS cho trẻ em, thì việc xác định thông tin khi thực hiện việc ĐKKS cho người đã có hồ sơ giấy tờ cá nhân, đăng ký lại khai sinh (trong trường hợp không còn bản sao giấy khai sinh được cấp hợp lệ trước đây) cũng gặp không ít khó khăn; việc ĐKKS trong trường hợp này hoàn toàn dựa trên cơ sở hồ sơ, giấy tờ, tài liệu có các thông tin liên quan đến nội dung khai sinh do người có yêu cầu ĐKKS cung cấp. Nếu như các giấy tờ mà người yêu cầu đăng ký lại khai sinh xuất trình có nội dung thống nhất về họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh, dân tộc, quốc tịch… thì việc đăng ký lại khai sinh được giải quyết nhanh gọn, chính xác. Tuy nhiên, nhiều trường hợp hồ sơ, giấy tờ có thông tin khác nhau; trường hợp người yêu cầu xuất trình được giấy khai sinh được cấp từ thời kỳ Pháp thuộc hoặc thời kỳ chính quyền ngụy Sài Gòn nhưng nội dung khai sinh không đầy đủ; trường hợp người yêu cầu ĐKKS là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài hoặc công dân Việt Nam đã thôi quốc tịch Việt Nam và nhập quốc tịch nước ngoài, đã được thay đổi chữ đệm, tên… thì nhiều công chức làm công tác hộ tịch cho rằng chưa có quy định nguyên tắc giải quyết nên lúng túng trong việc xác định nội dung khai sinh, ảnh hưởng đến thời gian giải quyết yêu cầu ĐKHT.
Để giải quyết những trường hợp này, công chức làm công tác hộ tịch cần nghiên cứu và áp dụng quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, theo các quy định tại các khoản này thì: Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có bản sao giấy khai sinh trước đây được cấp hợp lệ thì nội dung ĐKKS được ghi theo nội dung bản sao giấy khai sinh; phần khai về cha, mẹ được ghi theo thời điểm đăng ký lại khai sinh. Trường hợp người yêu cầu không có bản sao giấy khai sinh nhưng hồ sơ, giấy tờ cá nhân có sự thống nhất về nội dung khai sinh thì đăng ký lại theo nội dung đó. Nếu hồ sơ, giấy tờ không thống nhất về nội dung khai sinh thì nội dung khai sinh được xác định theo hồ sơ, giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chính thức, hợp lệ, đầu tiên; riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì nội dung khai sinh được xác định theo văn bản của thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
Đồng thời, Điều 9 Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP cũng quy định cụ thể các giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh bao gồm: Bản sao giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (bản sao được công chứng, chứng thực hợp lệ, bản sao được cấp từ sổ ĐKKS); bản chính hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay thế giấy khai sinh được cấp trước năm 1945 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở miền Nam. Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có giấy tờ trên thì sử dụng các giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ để xác định nội dung đăng ký lại khai sinh[3].
Đối với trường hợp đăng ký lại khai sinh cho công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài… thì cơ quan ĐKHT căn cứ quy định tại Điều 10 Thông tư số 15/2015/TT-BTP để giải quyết[4], cụ thể:
- Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là công dân Việt Nam đã thôi quốc tịch Việt Nam và nhập quốc tịch nước ngoài, đã được thay đổi chữ đệm, tên thì khi đăng ký lại khai sinh, tên, chữ đệm, quốc tịch ghi theo nội dung tại thời điểm đăng ký lại, các thông tin trước đây ghi vào mặt sau của giấy khai sinh. Người yêu cầu phải xuất trình giấy tờ chứng minh việc thay đổi các thông tin nêu trên.
- Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài, đã được thay đổi tên, chữ đệm thì khi đăng ký lại khai sinh, nội dung khai sinh cũng được xác định theo quy định nêu trên (ghi theo thông tin đã thay đổi, nội dung thông tin trước khi thay đổi được ghi vào mặt sau của giấy khai sinh). Nếu đương sự có giấy tờ hợp lệ chứng minh có quốc tịch Việt Nam và việc có quốc tịch nước ngoài thì phần ghi về quốc tịch trong giấy khai sinh được thực hiện theo quy định pháp luật về quốc tịch: Ghi quốc tịch Việt Nam trước, quốc tịch nước ngoài sau (ví dụ: Việt Nam, Hoa Kỳ). Việc xác định, ghi quốc tịch Việt Nam khi đăng ký lại khai sinh phải trên cơ sở giấy tờ, tài liệu hợp lệ chứng minh hiện tại đương sự có quốc tịch Việt Nam và cần kiểm tra, xác minh chặt chẽ. Nếu thấy chưa có đủ cơ sở để khẳng định người đó còn quốc tịch Việt Nam thì cơ quan ĐKHT có trách nhiệm kiểm tra, xác minh tình trạng quốc tịch của người đó.
- Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh chỉ xuất trình giấy tờ chứng minh việc có quốc tịch nước ngoài thì trong giấy khai sinh chỉ ghi quốc tịch nước ngoài. Tuy nhiên, đối với trường hợp này, người yêu cầu cũng phải có hồ sơ, giấy tờ cá nhân (bản chính hoặc bản sao hợp lệ): Giấy tờ tùy thân quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP; sổ hộ khẩu; sổ tạm trú; giấy tờ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trong đó ghi nơi sinh tại Việt Nam.
2. Đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện quyền ĐKHT, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và Thông tư số 15/2015/TT-BTP quy định cho phép kết hợp thủ tục nhận cha, mẹ, con và ĐKKS. Tuy nhiên, hiện tại có tình trạng nhiều phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài nhưng cuộc sống chung không hạnh phúc nên bỏ về Việt Nam, cũng có trường hợp không được cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cho phép sang nước ngoài định cư nên hôn nhân không duy trì được, thực tế quan hệ vợ chồng đã chấm dứt nhưng chưa làm thủ tục ly hôn mà đã lại có quan hệ chung sống với người đàn ông khác và sinh con. Do con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân vẫn còn tồn tại, nên theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, phải được xác định là con chung của hai vợ chồng (mặc dù người chồng không phải là người cha trên thực tế của đứa trẻ)[5], người mẹ có yêu cầu đăng ký việc nhận cha (người cha trên thực tế) của trẻ em kết hợp với thủ tục ĐKKS để khai sinh theo đúng thông tin về cha mẹ hoặc ĐKKS theo diện con chưa xác định được cha thì cơ quan ĐKHT không giải quyết được.
Do khoản 2 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: “Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định”; khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình cũng quy định: “Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình”, nên yêu cầu xác định cha cho con của người mẹ trong trường hợp này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân, không thuộc thẩm quyền của cơ quan ĐKHT. Nhưng thực tế, đa phần người dân phản ánh Tòa án có thẩm quyền không thụ lý giải quyết hoặc có tiếp nhận nhưng sau đó đình chỉ việc giải quyết vì cho rằng không có “tranh chấp”, dẫn đến việc trẻ em không được ĐKKS kịp thời hoặc ĐKKS nhưng với thông tin về người cha không đúng thực tế, vì vậy, cần thiết phải có quy định hướng dẫn xác định thẩm quyền giải quyết để bảo đảm quyền lợi của trẻ em.
3. Xác định tình trạng hôn nhân để đăng ký kết hôn, cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Theo quy định, trong giai đoạn chuyển tiếp (khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được vận hành thống nhất trên toàn quốc) thì khi cá nhân làm thủ tục đăng ký kết hôn tại nơi không thường trú hoặc thực hiện nhiều giao dịch dân sự, thủ tục hành chính, công dân Việt Nam đều phải nộp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Tuy nhiên, trường hợp công dân Việt Nam đã từng có thời gian cư trú tại nước ngoài nay về Việt Nam thường trú mà có yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì hầu hết các trường hợp này không có được giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân thời gian cư trú ở nước ngoài (giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài (cơ quan đại diện) hoặc giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp). Trường hợp này, Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao không thể hỗ trợ xác minh/xác nhận mà đều yêu cầu họ liên hệ với cơ quan đại diện để được cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, nhưng do họ đã về nước thường trú nên không thể xuất cảnh ra nước ngoài để liên hệ, đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận, do đó không thể chứng minh tình trạng hôn nhân trong thời gian cư trú ở nước ngoài, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hiện tại thường lúng túng trong việc giải quyết yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, thường phải vận dụng quy định tại Điều 4 Thông tư số 15/2015/TT-BTP cho phép người yêu cầu lập văn bản cam đoan về việc không có giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân trong thời gian cư trú ở nước ngoài, tự chịu trách nhiệm về tình trạng hôn nhân của mình và hệ quả pháp lý của việc cam đoan không đúng sự thật, nhưng “vừa làm, vừa run”.
Liên quan đến đối tượng được cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, Luật Hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành chưa có quy định về việc cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người chết. Tuy nhiên, theo quy định tại pháp luật hộ tịch hiện hành thì người có yêu cầu ĐKHT (trong đó có yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân) phải trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện yêu cầu (trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền); theo Điều 2 Thông tư số 15/2015/TT-BTP thì việc ủy quyền phải được lập thành văn bản (được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật), trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền. Như vậy, yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là quyền nhân thân của cá nhân, không ai được làm thay khi không có văn bản ủy quyền, khi cá nhân chết thì quyền này cũng chấm dứt, yêu cầu do người khác đưa ra, kể cả là người thân thích, ruột thịt cũng không có cơ sở để tiếp nhận, giải quyết.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều cơ quan thực hiện thủ tục hành chính (phần lớn là tổ chức hành nghề công chứng) vẫn yêu cầu người dân phải nộp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của người liên quan đến hợp đồng, giao dịch, kể cả đối với người đã chết, gây phiền hà cho người dân khi phải tìm cách thực hiện yêu cầu không có cơ sở để giải quyết, tăng áp lực công việc hộ tịch cho Ủy ban nhân dân cấp xã[6]. Trường hợp này, theo tác giả, pháp luật hộ tịch cũng như pháp luật về công chứng cần hướng dẫn rõ về đối tượng và trách nhiệm chứng minh/xác minh để bảo đảm chặt chẽ, nhưng không gây khó cho người dân và gây khó cho cả cơ quan ĐKHT.
4. Đăng ký khai tử
Khoản 1 Điều 34 Luật Hộ tịch quy định: “Người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay thế giấy báo tử cho cơ quan ĐKHT”. Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP thì Bộ Y tế hướng dẫn các cơ sở y tế thực hiện việc cấp giấy chứng sinh, giấy báo tử. Tuy nhiên, hiện tại chưa có văn bản quy định cụ thể về mẫu giấy báo tử nên gây lúng túng cho Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện cấp giấy báo tử cho người chết trên địa bàn, cũng như trong việc thực hiện đăng ký khai tử.
5. Đăng ký giám hộ
Hiện tại, Luật Hộ tịch chỉ quy định thủ tục đăng ký giám hộ bao gồm: Đăng ký giám hộ đương nhiên, đăng ký giám hộ cử, đăng ký chấm dứt giám hộ và đăng ký thay đổi giám hộ. Tuy nhiên, yêu cầu giám sát việc giám hộ theo quy định tại Điều 51 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì Luật Hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành do ban hành trước nên chưa có quy định cụ thể về thủ tục này. Hiện tại, một số địa bàn đang phát sinh không ít các trường hợp yêu cầu/bắt buộc phải đăng ký giám sát việc giám hộ đang gây lúng túng cho cơ quan ĐKHT do không có biểu mẫu và hướng dẫn cách thức thực hiện. Rất mong trong thời gian tới, Bộ Tư pháp sẽ sớm có văn bản quy định chính thức giải quyết vướng mắc này thay cho các văn bản hướng dẫn tạm thời như hiện nay[7].
6. Ghi vào sổ hộ tịch các việc ly hôn đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài
Theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP thì: “Công dân Việt Nam đã ly hôn, hủy việc kết hôn ở nước ngoài, sau đó về nước thường trú hoặc làm thủ tục đăng ký kết hôn mới tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì phải ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy việc kết hôn đã được giải quyết ở nước ngoài. Trường hợp đã nhiều lần ly hôn hoặc hủy việc kết hôn trái pháp luật thì chỉ làm thủ tục ghi chú ly hôn gần nhất”. Như vậy, đối tượng thực hiện việc ghi chú ly hôn theo quy định của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP chỉ là công dân Việt Nam về nước thường trú hoặc làm thủ tục đăng ký kết hôn mới tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Tuy nhiên, qua gần 02 năm triển khai, có nhiều trường hợp như người nước ngoài, người Việt Nam đã được thôi quốc tịch Việt Nam kết hôn với công dân Việt Nam sau đó ly hôn tại nước ngoài; công dân Việt Nam trước đây kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, sau đó ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, vẫn cư trú ở nước ngoài nhưng có yêu cầu được ghi chú ly hôn (được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam ghi nhận). Những trường hợp này không thuộc đối tượng ghi chú ly hôn, nên cơ quan ĐKHT đã từ chối giải quyết, nhưng người dân không đồng tình và cho rằng cơ quan nhà nước cần giải quyết để ghi nhận các sự kiện hộ tịch của công dân Việt Nam.
Thiết nghĩ, mọi thông tin hộ tịch của mỗi công dân Việt Nam đều phải được ghi nhận, lưu giữ (trong cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý nhà nước) sẽ bảo đảm việc quản lý dân cư, quản lý hộ tịch được thống nhất, phục vụ cho hoạt động quản lý của Nhà nước, đồng thời bảo đảm quyền được ĐKHT và cấp giấy tờ hộ tịch tương ứng của công dân, nên chăng cần sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng và thẩm quyền ghi chú ly hôn theo hướng mở và bao quát như quy định trước đây của Thông tư số 16/2010/TT-BTP ngày 08/10/2010 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài.
Nguyễn Phương Dung
Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Bộ Tư pháp
Tài liệu tham khảo:Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Bộ Tư pháp
[1]. Phần mềm ĐKKS điện tử mới thực hiện thí điểm tại 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
[2]. Một số địa bàn có tập quán nếu sinh con gái thì lấy chữ đệm trong tên của cha làm họ.
[3]. Như giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu; sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú; bằng tốt nghiệp, giấy chứng nhận, chứng chỉ, học bạ, hồ sơ học tập do cơ quan đào tạo, quản lý giáo dục có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận; giấy tờ khác có thông tin về họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân; giấy tờ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.
[4]. Khoản 1 Điều 10 Thông tư số 15/2015/TT-BTP quy định: Trường hợp hiện tại thông tin về cha, mẹ, bản thân người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có thay đổi so với nội dung giấy tờ cấp trước đây thì người đó có trách nhiệm xuất trình giấy tờ chứng minh việc thay đổi. Nếu việc thay đổi thông tin là phù hợp với quy định pháp luật thì nội dung đăng ký lại khai sinh được xác định theo thông tin thay đổi; nội dung thông tin trước khi thay đổi được ghi vào “phần ghi chú những thay đổi sau này” tại mặt sau của giấy khai sinh và mục “ghi chú” trong sổ ĐKKS.
[5]. Khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân”.
[6]. Có phường tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ trong 08 tháng đầu năm 2017 đã tiếp nhận gần 2.000 yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
[7]. Để giải quyết yêu cầu của người dân, trong thời gian chưa có quy định bổ sung, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đã có văn bản hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ vận dụng quy định về hồ sơ, trình tự thủ tục đăng ký giám hộ để thực hiện đăng ký việc giám sát giám hộ, ghi việc đăng ký giám sát giám hộ vào mục ghi chú trong sổ đăng ký giám hộ.