1. Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung, sản xuất nhỏ đi lên, các thành phần tham gia vào nền kinh tế, trong đó có cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ kinh doanh cá thể chiếm khoảng 97%. Với quá trình hội nhập và phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực, khả năng đóng góp, liên kết doanh nghiệp tạo thành thế mạnh cho từng ngành hàng, từng lĩnh vực. Vì vậy, việc ra đời một tổ chức như Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - là nơi phản ánh khó khăn, kiến nghị, đề xuất, tháo gỡ cho các doanh nghiệp; là nơi đề đạt, đóng góp xây dựng chính sách và cũng là động lực lớn nhất trong việc sử dụng lao động, sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu, đóng góp cho ngân sách của Nhà nước, đặc biệt trong việc xóa đói, giảm nghèo… Tất cả các lý do trên đòi hỏi phải ra đời một tổ chức có tính chất xã hội, đại diện hợp pháp cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng thời là cầu nối giữa doanh nghiệp và những người sản xuất, kinh doanh nhỏ với các cơ quan lãnh đạo, cơ quan hoạch định chính sách Nhà nước. Đó cũng là nơi để hỗ trợ về mặt pháp lý, tham mưu công nghệ, đào tạo lao động cho cộng đồng doanh nghiệp… Đặc biệt, trong thế kỷ XXI và thời gian gần đây, chúng ta đã có những bước đổi mới và hội nhập sâu hơn mà trước hết là đổi mới về chính sách và kinh tế. Việc phát huy tiềm năng, thế mạnh, vị thế và đóng góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa lại càng quan trọng, cấp thiết, kể cả những tiềm năng thế mạnh cần phát huy hay những yếu thế, khó khăn của họ cần phải khắc phục. Trong khi chúng ta hội nhập sâu hơn, đổi mới toàn diện hơn, thì việc giúp đỡ, tập hợp, bảo vệ quyền lợi cho người sản xuất nhỏ lại càng cần thiết để nâng cao sức cạnh tranh, đảm bảo thu nhập của người lao động cũng như vị thế của đất nước tương xứng với khu vực và thế giới.
Từ khi thành lập (năm 2005) cho tới nay, mặc dù tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động, những mặt tiêu cực như sức ép cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trong quá trình hội nhập đã bắt đầu tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam, song với tinh thần trách nhiệm rất cao, với năng lực và uy tín... nên mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, tập thể Ban Thường vụ, Thường trực Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã không ngừng tuyên truyền, vận động, luôn sâu sát cơ sở, nên tổ chức Hội không ngừng được phát triển cả về số lượng và chất lượng. Khi thành lập năm 2005, tổ chức Hội chỉ có 02 Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh là thành viên và 300 hội viên, đến nay, sau gần 10 năm (trải qua 02 nhiệm kỳ), Hiệp hội đã phát triển được 55 Hiệp hội cấp tỉnh/thành phố với 52.000 hội viên, đảm nhiệm vai trò tư vấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Đây được coi là thành tích đặc biệt xuất sắc, bởi đặt trong bối cảnh có nhiều tổ chức xã hội được thành lập, nhưng rất khó phát triển và hoạt động rất khó khăn, nhiều tổ chức hoạt động mang tính hình thức..., thì Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam không ngừng lớn mạnh, đã có hội viên ở hầu hết các tỉnh/thành phố, một số nơi phát triển tới cấp huyện, thị xã, nghề và đặc biệt là đã thành lập được một số văn phòng đại diện tại nước ngoài... Điều đó chứng tỏ vai trò, uy tín của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ngày càng cao. Những thành tích công tác của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam được thể hiện trên mấy điểm sau:
- Cùng với Nhà nước tạo ra môi trường pháp lý, luật pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh một cách có lợi thông qua các cơ chế, chính sách. Hiệp hội là nơi tập trung phản ánh chính sách, cơ chế, khó khăn, cũng như vướng mắc của doanh nghiệp để đề nghị cơ quan lãnh đạo cấp trung ương và địa phương tháo gỡ, giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời, phản ảnh những khó khăn đó để góp phần xây dựng chính sách, xây dựng cơ chế, biện pháp xử lý giải quyết những vấn đề tồn tại, bức xúc.
- Cùng với cộng đồng doanh nghiệp, với sự hỗ trợ, quy hoạch chung của Nhà nước, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã thực hiện nhiều hoạt động trợ giúp doanh nghiệp như: Tổ chức các khóa đào tạo về tăng cường chất lượng nguồn nhân lực, quản trị doanh nghiệp; tổ chức các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; thiết lập mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp ở những vùng có điều kiện khó khăn; trợ giúp cho doanh nghiệp tìm hiểu thị trường, phát triển thị trường, tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hàng chục cuộc triển lãm trong và ngoài nước với hàng ngàn lượt doanh nghiệp tham gia, nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa và quảng bá sản phẩm Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Tham gia thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao vào các Hội đồng, các Ban chỉ đạo liên ngành của Chính phủ (như Hội đồng Khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hội đồng Quan hệ lao động, Hội đồng Tiền lương Quốc gia...).
- Công tác xã hội trong hơn 10 năm qua được các cấp hội ở cả trung ương và địa phương đặc biệt quan tâm, luôn đặt ở nhóm nhiệm vụ trọng tâm, được thực hiện với tinh thần trách nhiệm rất cao vì cộng đồng, vì sự phát triển bền vững của xã hội, nhất là các cuộc vận động vì người nghèo, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ khuyến học, hướng về biển đảo... Đặc biệt, năm 2014, nhân sự kiện Trung Quốc hạ đặt dàn khoan 981 trong thềm lục địa của Việt Nam, Hiệp hội đã kịp thời tổ chức hội nghị lớn, với hàng trăm hội viên tham gia, tại hội nghị đã ra Nghị quyết phản đối Trung Quốc về hành động nêu trên (là Hội đầu tiên của cả nước ban hành nghị quyết về vấn đề này), vận động, kêu gọi các tổ chức và cá nhân trong và ngoài Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã quyên góp được gần 500 triệu đồng. Đây được coi là thành tích đặc biệt xuất sắc, rất đáng tự hào, bởi hoạt động đó được tổ chức rất kịp thời, đáp ứng đươc tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của xã hội (trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa) và mang tính thực tế cao. Năm 2015, nhân kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2015) và để tỏ lòng tri ân các anh hùng liệt sỹ đã hi sinh cho nền độc lập của dân tộc, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã cùng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị phát động cuộc quyên góp lớn trong các doanh nghiệp để xây dựng khu lưu trú cho thân nhân các liệt sỹ và nhân dân cả nước khi đến thăm viếng Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn. Cho đến nay, đã có hàng chục doanh nghiệp, nhà hảo tâm đăng ký hiến tặng khoảng 20 tỷ đồng để thực hiện dự án đầy ý nghĩa nhân văn này.
Bằng sự chỉ đạo điều hành, thực hiện một cách quyết liệt, bền bỉ và sự nỗ lực vượt qua khó khăn, không ngừng nâng cao năng lực trình độ, đến nay ngoài hệ thống hội viên 55 Hiệp hội cấp tỉnh/thành phố, cơ quan Trung ương Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có 04 ban, 10 trung tâm, đơn vị trực thuộc, 03 chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước, 02 văn phòng đại diện tại nước ngoài, 02 tạp chí với 03 ấn phẩm báo viết và báo điện tử...
2. Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam với việc xây dựng Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Về việc tham gia góp ý kiến vào việc xây dựng Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã và đang dành được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp, người dân và những người khởi nghiệp. Có thể nói, cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa đang mong mỏi, kỳ vọng Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ tạo được hành lang pháp lý trong việc cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, khắc phục những dàn trải, phân tán nguồn lực… Với mong muốn xây dựng lực lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ngày càng lớn mạnh về số lượng, vững chắc về nền tảng, trong thời gian vừa qua, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã thực hiện nhiều cách thức để lấy ý kiến các doanh nghiệp góp ý cho Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khi ra đời phát huy hiệu quả tích cực, đảm bảo tính khả thi, thiết nghĩ, chúng ta cần nhận định những thực tại của việc tham gia các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian qua, đồng thời xác định rõ nguồn lực nhà nước có thể đáp ứng. Trong bối cảnh tình hình mới, khi chúng ta hội nhập ngày càng sâu rộng, Nhà nước cần xác định hỗ trợ những nội dung nào là trọng tâm, trọng điểm, từ đó, xây dựng các tiêu chí để doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ. Có những nội dung chúng ta phải hỗ trợ thường xuyên và phải triển khai có bài bản, có tổ chức, huy động sự tham gia của tất cả các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, ví dụ như hỗ trợ về đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hỗ trợ về pháp lý, hỗ trợ về xúc tiến thương mại, hỗ trợ khởi nghiệp… Có những nội dung chúng ta phải hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm không dàn trải, ví dụ như hỗ trợ đổi mới sáng tạo, hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin, hỗ trợ vườn ươm doanh nghiệp, bởi nguồn lực nhà nước không thể đủ để hỗ trợ tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài ra, chúng ta cũng cần phát huy được vai trò của các tổ chức hội, hiệp hội đại diện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo được bước đột phá về cơ chế để phát huy sự tham gia của các tổ chức đại diện doanh nghiệp cùng tham gia vào xây dựng và thực hiện chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, coi việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ là việc của Nhà nước .
Nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung, sản xuất nhỏ đi lên, các thành phần tham gia vào nền kinh tế, trong đó có cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ kinh doanh cá thể chiếm khoảng 97%. Với quá trình hội nhập và phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực, khả năng đóng góp, liên kết doanh nghiệp tạo thành thế mạnh cho từng ngành hàng, từng lĩnh vực. Vì vậy, việc ra đời một tổ chức như Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - là nơi phản ánh khó khăn, kiến nghị, đề xuất, tháo gỡ cho các doanh nghiệp; là nơi đề đạt, đóng góp xây dựng chính sách và cũng là động lực lớn nhất trong việc sử dụng lao động, sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu, đóng góp cho ngân sách của Nhà nước, đặc biệt trong việc xóa đói, giảm nghèo… Tất cả các lý do trên đòi hỏi phải ra đời một tổ chức có tính chất xã hội, đại diện hợp pháp cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng thời là cầu nối giữa doanh nghiệp và những người sản xuất, kinh doanh nhỏ với các cơ quan lãnh đạo, cơ quan hoạch định chính sách Nhà nước. Đó cũng là nơi để hỗ trợ về mặt pháp lý, tham mưu công nghệ, đào tạo lao động cho cộng đồng doanh nghiệp… Đặc biệt, trong thế kỷ XXI và thời gian gần đây, chúng ta đã có những bước đổi mới và hội nhập sâu hơn mà trước hết là đổi mới về chính sách và kinh tế. Việc phát huy tiềm năng, thế mạnh, vị thế và đóng góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa lại càng quan trọng, cấp thiết, kể cả những tiềm năng thế mạnh cần phát huy hay những yếu thế, khó khăn của họ cần phải khắc phục. Trong khi chúng ta hội nhập sâu hơn, đổi mới toàn diện hơn, thì việc giúp đỡ, tập hợp, bảo vệ quyền lợi cho người sản xuất nhỏ lại càng cần thiết để nâng cao sức cạnh tranh, đảm bảo thu nhập của người lao động cũng như vị thế của đất nước tương xứng với khu vực và thế giới.
Từ khi thành lập (năm 2005) cho tới nay, mặc dù tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động, những mặt tiêu cực như sức ép cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trong quá trình hội nhập đã bắt đầu tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam, song với tinh thần trách nhiệm rất cao, với năng lực và uy tín... nên mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, tập thể Ban Thường vụ, Thường trực Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã không ngừng tuyên truyền, vận động, luôn sâu sát cơ sở, nên tổ chức Hội không ngừng được phát triển cả về số lượng và chất lượng. Khi thành lập năm 2005, tổ chức Hội chỉ có 02 Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh là thành viên và 300 hội viên, đến nay, sau gần 10 năm (trải qua 02 nhiệm kỳ), Hiệp hội đã phát triển được 55 Hiệp hội cấp tỉnh/thành phố với 52.000 hội viên, đảm nhiệm vai trò tư vấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Đây được coi là thành tích đặc biệt xuất sắc, bởi đặt trong bối cảnh có nhiều tổ chức xã hội được thành lập, nhưng rất khó phát triển và hoạt động rất khó khăn, nhiều tổ chức hoạt động mang tính hình thức..., thì Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam không ngừng lớn mạnh, đã có hội viên ở hầu hết các tỉnh/thành phố, một số nơi phát triển tới cấp huyện, thị xã, nghề và đặc biệt là đã thành lập được một số văn phòng đại diện tại nước ngoài... Điều đó chứng tỏ vai trò, uy tín của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ngày càng cao. Những thành tích công tác của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam được thể hiện trên mấy điểm sau:
- Cùng với Nhà nước tạo ra môi trường pháp lý, luật pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh một cách có lợi thông qua các cơ chế, chính sách. Hiệp hội là nơi tập trung phản ánh chính sách, cơ chế, khó khăn, cũng như vướng mắc của doanh nghiệp để đề nghị cơ quan lãnh đạo cấp trung ương và địa phương tháo gỡ, giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời, phản ảnh những khó khăn đó để góp phần xây dựng chính sách, xây dựng cơ chế, biện pháp xử lý giải quyết những vấn đề tồn tại, bức xúc.
- Cùng với cộng đồng doanh nghiệp, với sự hỗ trợ, quy hoạch chung của Nhà nước, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã thực hiện nhiều hoạt động trợ giúp doanh nghiệp như: Tổ chức các khóa đào tạo về tăng cường chất lượng nguồn nhân lực, quản trị doanh nghiệp; tổ chức các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; thiết lập mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp ở những vùng có điều kiện khó khăn; trợ giúp cho doanh nghiệp tìm hiểu thị trường, phát triển thị trường, tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hàng chục cuộc triển lãm trong và ngoài nước với hàng ngàn lượt doanh nghiệp tham gia, nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa và quảng bá sản phẩm Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Tham gia thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao vào các Hội đồng, các Ban chỉ đạo liên ngành của Chính phủ (như Hội đồng Khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hội đồng Quan hệ lao động, Hội đồng Tiền lương Quốc gia...).
- Công tác xã hội trong hơn 10 năm qua được các cấp hội ở cả trung ương và địa phương đặc biệt quan tâm, luôn đặt ở nhóm nhiệm vụ trọng tâm, được thực hiện với tinh thần trách nhiệm rất cao vì cộng đồng, vì sự phát triển bền vững của xã hội, nhất là các cuộc vận động vì người nghèo, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ khuyến học, hướng về biển đảo... Đặc biệt, năm 2014, nhân sự kiện Trung Quốc hạ đặt dàn khoan 981 trong thềm lục địa của Việt Nam, Hiệp hội đã kịp thời tổ chức hội nghị lớn, với hàng trăm hội viên tham gia, tại hội nghị đã ra Nghị quyết phản đối Trung Quốc về hành động nêu trên (là Hội đầu tiên của cả nước ban hành nghị quyết về vấn đề này), vận động, kêu gọi các tổ chức và cá nhân trong và ngoài Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã quyên góp được gần 500 triệu đồng. Đây được coi là thành tích đặc biệt xuất sắc, rất đáng tự hào, bởi hoạt động đó được tổ chức rất kịp thời, đáp ứng đươc tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của xã hội (trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa) và mang tính thực tế cao. Năm 2015, nhân kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2015) và để tỏ lòng tri ân các anh hùng liệt sỹ đã hi sinh cho nền độc lập của dân tộc, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã cùng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị phát động cuộc quyên góp lớn trong các doanh nghiệp để xây dựng khu lưu trú cho thân nhân các liệt sỹ và nhân dân cả nước khi đến thăm viếng Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn. Cho đến nay, đã có hàng chục doanh nghiệp, nhà hảo tâm đăng ký hiến tặng khoảng 20 tỷ đồng để thực hiện dự án đầy ý nghĩa nhân văn này.
Bằng sự chỉ đạo điều hành, thực hiện một cách quyết liệt, bền bỉ và sự nỗ lực vượt qua khó khăn, không ngừng nâng cao năng lực trình độ, đến nay ngoài hệ thống hội viên 55 Hiệp hội cấp tỉnh/thành phố, cơ quan Trung ương Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có 04 ban, 10 trung tâm, đơn vị trực thuộc, 03 chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước, 02 văn phòng đại diện tại nước ngoài, 02 tạp chí với 03 ấn phẩm báo viết và báo điện tử...
2. Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam với việc xây dựng Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Về việc tham gia góp ý kiến vào việc xây dựng Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã và đang dành được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp, người dân và những người khởi nghiệp. Có thể nói, cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa đang mong mỏi, kỳ vọng Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ tạo được hành lang pháp lý trong việc cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, khắc phục những dàn trải, phân tán nguồn lực… Với mong muốn xây dựng lực lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ngày càng lớn mạnh về số lượng, vững chắc về nền tảng, trong thời gian vừa qua, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã thực hiện nhiều cách thức để lấy ý kiến các doanh nghiệp góp ý cho Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khi ra đời phát huy hiệu quả tích cực, đảm bảo tính khả thi, thiết nghĩ, chúng ta cần nhận định những thực tại của việc tham gia các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian qua, đồng thời xác định rõ nguồn lực nhà nước có thể đáp ứng. Trong bối cảnh tình hình mới, khi chúng ta hội nhập ngày càng sâu rộng, Nhà nước cần xác định hỗ trợ những nội dung nào là trọng tâm, trọng điểm, từ đó, xây dựng các tiêu chí để doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ. Có những nội dung chúng ta phải hỗ trợ thường xuyên và phải triển khai có bài bản, có tổ chức, huy động sự tham gia của tất cả các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, ví dụ như hỗ trợ về đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hỗ trợ về pháp lý, hỗ trợ về xúc tiến thương mại, hỗ trợ khởi nghiệp… Có những nội dung chúng ta phải hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm không dàn trải, ví dụ như hỗ trợ đổi mới sáng tạo, hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin, hỗ trợ vườn ươm doanh nghiệp, bởi nguồn lực nhà nước không thể đủ để hỗ trợ tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài ra, chúng ta cũng cần phát huy được vai trò của các tổ chức hội, hiệp hội đại diện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo được bước đột phá về cơ chế để phát huy sự tham gia của các tổ chức đại diện doanh nghiệp cùng tham gia vào xây dựng và thực hiện chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, coi việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ là việc của Nhà nước .
TS. Nguyễn Văn Thân
Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam