Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. Quy định của Bộ luật Hình sự về tái phạm nhằm mục đích răn đe, phòng ngừa, xử lý nghiêm khắc hơn đối với người đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội.
Xử lý vi phạm hành chính là một trong những công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước, góp phần phòng ngừa, đấu tranh đối với các hành vi vi phạm hành chính, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; bảo đảm trật tự, kỷ cương quản lý hành chính và hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước. Trên thực tế, trong quá trình tham gia các quan hệ xã hội, rất nhiều trường hợp cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính và hành vi vi phạm đó không chỉ diễn ra, xảy ra một lần. Tùy theo từng trường hợp, điều kiện, hoàn cảnh khác nhau và theo khoảng thời gian lặp lại hành vi vi phạm mà có thể bị xem là tái phạm trong xử lý vi phạm hành chính. Điều này thể hiện hiểu biết, nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật chưa tốt của cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm và cần thiết phải có chế tài xử lý nghiêm khắc hơn so với người vi phạm lần đầu. Tuy nhiên, vấn đề tái phạm trong Luật Xử lý vi phạm hành chính còn có sự quy định chưa rõ ràng và thiếu tính hợp lý, gây khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành. Từ đó, đặt ra yêu cầu tiếp tục hoàn thiện các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính về vấn đề này.
Với bài viết “Vấn đề tái phạm trong xử lý vi phạm hành chính” tác giả Nguyễn Thị Minh Phương đã giới thiệu các quy định của pháp luật về tái phạm, nêu một số hạn chế trong quá trình thực hiện, đồng thời, đưa ra một số đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về tái phạm trong xử lý vi phạm hành chính. Bài viết được đăng tải trên Số chuyên đề 200 trang “Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính” của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2020.
Xử lý vi phạm hành chính là một trong những công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước, góp phần phòng ngừa, đấu tranh đối với các hành vi vi phạm hành chính, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; bảo đảm trật tự, kỷ cương quản lý hành chính và hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước. Trên thực tế, trong quá trình tham gia các quan hệ xã hội, rất nhiều trường hợp cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính và hành vi vi phạm đó không chỉ diễn ra, xảy ra một lần. Tùy theo từng trường hợp, điều kiện, hoàn cảnh khác nhau và theo khoảng thời gian lặp lại hành vi vi phạm mà có thể bị xem là tái phạm trong xử lý vi phạm hành chính. Điều này thể hiện hiểu biết, nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật chưa tốt của cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm và cần thiết phải có chế tài xử lý nghiêm khắc hơn so với người vi phạm lần đầu. Tuy nhiên, vấn đề tái phạm trong Luật Xử lý vi phạm hành chính còn có sự quy định chưa rõ ràng và thiếu tính hợp lý, gây khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành. Từ đó, đặt ra yêu cầu tiếp tục hoàn thiện các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính về vấn đề này.
Với bài viết “Vấn đề tái phạm trong xử lý vi phạm hành chính” tác giả Nguyễn Thị Minh Phương đã giới thiệu các quy định của pháp luật về tái phạm, nêu một số hạn chế trong quá trình thực hiện, đồng thời, đưa ra một số đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về tái phạm trong xử lý vi phạm hành chính. Bài viết được đăng tải trên Số chuyên đề 200 trang “Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính” của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2020.