Chủ nhật 15/06/2025 22:45
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Hoàn thiện pháp luật áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân thương mại phạm tội

Hoàn thiện pháp luật áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân thương mại phạm tội

Tóm tắt: Bài viết phân tích những quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về các biện pháp cưỡng chế áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội để đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp này ở nước ta trong thời gian tới.

Abstract: The article analyzes the provisions of the Criminal Procedure Code of 2015 on coercive measures applied to commercial legal entities committing crimes to make some recommendations to improve the law and improve the efficiency of applying these measures in our country in the near future.

1. Dẫn nhập

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân không phải đã được ghi nhận trong pháp luật hình sự Việt Nam cũng như các văn bản pháp luật quốc tế. Xét ở góc độ pháp luật quốc gia, vấn đề trách nhiện hình sự của pháp nhân đã được quy định trong pháp luật hình sự của nhiều nước trên thế giới, như: Anh, Mỹ, Canada, Australia, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Phần Lan, Vương quốc Bỉ, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha... Ở châu Á, một số quốc gia cũng đã ghi nhận trách nhiệm hình sự của pháp nhân như: Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Trung Quốc… Dưới góc độ pháp luật quốc tế, trách nhiệm hình sự pháp nhân đã được khẳng định và nhấn mạnh trong nhiều công ước của Liên Hợp quốc, như: Công ước về trừng trị việc tài trợ cho khủng bố, Công ước về chống tham nhũng, Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia…

Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm lập pháp hình sự cũng như xu hướng chung quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân của các nước trên thế giới, chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Đây là điểm đổi mới nổi bật, mang tính đột phá trong chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta, làm thay đổi nhận thức truyền thống về vấn đề tội phạm và hình phạt, góp phần khắc phục những bất cập, hạn chế trong việc xử lý các vi phạm pháp luật của pháp nhân trong thời gian qua, nhất là những vi phạm trong các lĩnh vực kinh tế và môi trường, tạo điều kiện bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bị thiệt hại do hành vi vi phạm của pháp nhân gây ra. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với quá trình sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự là phải bổ sung đầy đủ thủ tục tố tụng hình sự truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân. Vì vậy, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã bổ sung Chương XXIX với 16 điều luật (từ Điều 431 đến Điều 446) quy định về thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân.

2. Biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân thương mại trong pháp luật hình sự

Các biện pháp cưỡng chế áp dụng đối với pháp nhân là các biện pháp bắt buộc pháp nhân phải thực hiện do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng đối với pháp nhân theo những trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định để bảo đảm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Các biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân không phải là các biện pháp điều tra thu thập chứng cứ mà là các biện pháp bảo đảm cho hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, ngăn ngừa pháp nhân gây thiệt hại hoặc khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của con người, môi trường hoặc trật tự, an toàn xã hội cũng như bảo đảm việc thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, bồi thường thiệt hại.

Điều 436 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định 04 biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân và thời hạn áp dụng. Theo đó, cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp cưỡng chế sau đây đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử: (i) Kê biên tài sản liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân; (ii) Phong tỏa tài khoản của pháp nhân liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân; (iii) Tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân; (iv) Buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án. Thời hạn áp dụng các biện pháp cưỡng chế này không được quá thời hạn điều tra, truy tố, xét xử.

Trên cơ sở quy định tại Điều 436, các điều 437, 438, 439 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định cụ thể, chặt chẽ về căn cứ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền áp dụng đối với từng biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân[1]. Có thể thấy, vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) của pháp nhân thương mại không hề đơn giản, đặc biệt là vấn đề áp dụng các biện pháp cưỡng chế vì chưa có tiền lệ trước đó. Bên cạnh những thành tựu đột phá nêu trên, thực tiễn cho thấy, các biện pháp cưỡng chế áp dụng đối với pháp nhân thương mại quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 chứa đựng những khó khăn, vướng mắc như sau:

Thứ nhất, đối với biện pháp kê biên tài sản:

Điều 437 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Kê biên tài sản áp dụng đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại. Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị tịch thu, phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại. Tài sản bị kê biên được giao cho người đứng đầu pháp nhân có trách nhiệm bảo quản; nếu để xảy ra việc tiêu dùng, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên thì người này phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật”. Như vậy, kê biên tài sản là biện pháp cưỡng chế có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo mà theo quy định của Bộ luật Hình sự có thể bị phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại do những chủ thể có thẩm quyền tiến hành. Tuy nhiên, trên thực tế, có những trường hợp pháp nhân không bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử nhưng có tài sản liên quan đến vụ án và có nghĩa vụ bồi thường như trường hợp pháp nhân là bị đơn dân sự trong vụ án thì có áp dụng biện pháp kê biên tài sản hay không. Ví dụ như, vụ án liên quan đến Công ty cổ phần địa ốc Alibaba do Nguyễn Thái Luyện làm chủ tịch Hội đồng quản trị, trong đó nhiều lãnh đạo và nhân viên công ty đã bị khởi tố về tội lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản và tội rửa tiền xảy ra vào năm 2019 gây chấn động dư luận[2]. Mặc dù trong vụ án này, quá trình điều tra chỉ mới dừng lại ở việc truy cứu trách nhiệm hình sự các cá nhân, Công ty cổ phần địa ốc Alibaba chưa bị truy cứu TNHS về tội rửa tiền theo quy định tại Điều 324 Bộ luật Hình sự năm 2015. Mặc dù Công ty cổ phần địa ốc Alibaba không bị khởi tố nhưng các cơ quan có thẩm quyền đang tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo đảm thi hành án, trong đó có việc đề xuất áp dụng kê biên tài sản đối với các dự án của công ty này. Trong vụ án Công ty TNHH giải pháp phần mềm Nhật Cường xảy ra năm 2019[3], nhiều lãnh đạo công ty và nhân viên đã bị khởi tố về tội buôn lậu và một số tội danh khác nhưng cơ quan điều tra cũng chỉ dừng lại ở việc truy cứu TNHS của cá nhân. Qua các trường hợp phân tích nêu trên, tác giả cho rằng, hiện nay, cơ quan tiến hành tố tụng gặp nhiều khó khăn trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân mặc dù có nhiều vụ án có dấu hiệu tội phạm của pháp nhân. Tuy nhiên, vấn đề kê biên tài sản của pháp nhân trong các vụ án này vẫn được áp dụng mặc dù pháp nhân không bị khởi tố.

Vụ án gần đây nhất và là vụ án đầu tiên các cơ quan tiến hành tố tụng ở Việt Nam truy cứu trách nhiệm hình sự một pháp nhân thương mại theo Bộ luật Hình sự năm 2015, là vụ án Công ty cổ phần tập đoàn bia Sài Gòn Việt Nam bị khởi tố, điều tra về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo khoản 2 Điều 226 Bộ luật Hình sự năm 2015[4]. Theo quy định tại Điều 226 Bộ luật Hình sự năm 2015, hình phạt đối với tội này có thể là phạt tiền, có nghĩa là đủ điều kiện để áp dụng biện pháp kê biên tài sản đối với pháp nhân. Đối với vụ án này, tác giả cho rằng, việc có áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân hay không do các cơ quan tiến hành tố tụng nhận định và quyết định áp dụng khi cần thiết nhưng đây cũng là một vụ án điển hình đối với pháp nhân thương mại phạm tội.

Về tài sản bị kê biên, khoản 2 Điều 437 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị tịch thu, phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại”. Trên thực tế, tài sản bị kê biên của pháp nhân có thể rơi vào các trường hợp sau: (i) Thuộc sở hữu chung của nhiều người; (ii) Tài sản bị kê biên đang cho bên thứ ba thuê hoặc giữ; (iii) Tài sản bị kê biên đã thế chấp tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng và ngân hàng cũng không quản lý được tài sản thế chấp này; tài sản là nhà ở, vật kiến trúc trên đất nhưng pháp nhân không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là của chủ thể khác; (v) Không xác định được tài sản kê biên đang ở đâu[5]… Đây cũng là những trường hợp phát sinh khi kê biên tài sản của cá nhân. Những vướng mắc này tồn tại trong suốt thời gian thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và sẽ tiếp tục là những khó khăn, vướng mắc khi thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Vì vậy, việc hướng dẫn Bộ luật Tố tụng hình sự cụ thể thực sự là cần thiết.

Thứ hai, đối với biện pháp phong tỏa tài khoản:

Như vậy, đối với pháp nhân thương mại bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại và có căn cứ xác định pháp nhân đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước thì các chủ thể có thẩm quyền được quy định tại Điều 129 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có quyền áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản để kịp thời ngăn chặn việc tẩu tán tài sản dưới mọi hình thức nhằm bảo đảm thi hành án. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra khi áp dụng biện pháp này để vừa bảo đảm cho quá trình giải quyết vụ án hình sự được kịp thời, đầy đủ nhưng cũng phải bảo đảm tính khách quan, tránh việc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của pháp nhân thông qua việc quy định chặt chẽ các điều kiện, khi áp dụng biện pháp này đòi hỏi các chủ thể có thẩm quyền trước khi áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản phải chứng minh rất nhiều vấn đề như: (i) Hành vi phạm tội của pháp nhân có thuộc trường hợp tội phạm có hình phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại; (ii) Pháp nhân có tài khoản hay không, bao nhiêu tài khoản, những tài khoản đó ở ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào; (iii) Xác định giá trị tài khoản của pháp nhân để áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản tương ứng hình phạt tiền hoặc bồi thường tài sản...

Ngoài ra, trên thực tế, có rất nhiều trường hợp khi thực hiện hành vi phạm tội, các đối tượng đã lường trước hậu quả có thể bị áp dụng biện pháp này nên đã chuyển số tiền phạm pháp vào một tài khoản khác để tránh bị phát hiện hoặc để bảo toàn số tiền đó, trốn tránh trách nhiệm thi hành án khi bị phát hiện.

Thứ ba, đối với biện pháp tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân:

Khoản 1 Điều 439 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân chỉ áp dụng khi có căn cứ xác định hành vi phạm tội của pháp nhân gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của con người, môi trường hoặc trật tự, an toàn xã hội”. Biện pháp này được đặt ra để kịp thời ngăn ngừa hậu quả cho xã hội đối với hành vi có dấu hiệu tội phạm của pháp nhân khi có căn cứ xác định hành vi của pháp nhân gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của con người, gây thiệt hại môi trường hoặc ảnh hưởng đến trật tự xã hội. Căn cứ áp dụng tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân theo Điều 439 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 chưa phù hợp. Bởi lẽ, hành vi vi phạm pháp luật chỉ bị coi là tội phạm (“hành vi phạm tội”) khi có bản án kết tội của Tòa án. Trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, thậm chí là giai đoạn xét xử, nếu chưa có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì người bị buộc tội được coi là không có tội theo nguyên tắc suy đoán vô tội và hành vi bị truy cứu lúc này cũng chưa bị coi là phạm tội mà có thể chỉ là hành vi có dấu hiệu tội phạm. Cũng theo quy định tại khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra quyết định tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân. Quyết định tạm đình chỉ hoạt động của pháp nhân của những người quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 113, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp này bao gồm: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án. Như vậy, có thể thấy, việc áp dụng biện pháp này có thể được tiến hành trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử trước khi có bản án của Tòa án. Điều này đồng nghĩa với việc biện pháp này có thể được áp dụng đối với người bị buộc tội khi có căn cứ xác định hành vi có dấu hiệu tội phạm chứ không phải khi xác định được hành vi phạm tội như quy định tại Điều 439 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

3. Một số kiến nghị, đề xuất

Xuất phát từ những khó khăn, vướng mắc của các biện pháp cưỡng chế áp dụng đối với pháp nhân thương mại quy định tại Bộ luật tố Tụng hình sự năm 2015, tác giả có một số đề xuất, kiến nghị cụ thể như sau:

Một là, cần bổ sung đối tượng có thể bị áp dụng biện pháp kê biên tài sản không chỉ là bị can, bị cáo mà có thể là pháp nhân tham gia vụ án với tư cách là bị đơn dân sự hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Ngoài ra, theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, thủ tục tiến hành kê biên tài sản quy định tại Điều 128 chỉ phù hợp với kê biên tài sản của cá nhân, không phù hợp với kê biên tài sản của pháp nhân như đã phân tích ở trên. Vì vậy, để việc áp dụng pháp luật thống nhất và khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn tiến hành kê biên tài sản đối với các pháp nhân theo Điều 437 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, cần có quy định bổ sung điều luật quy định về “Thủ tục kê biên tài sản của cơ quan, tổ chức tiến hành theo quy định tại Điều 437 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015”. Trong đó, cần nghiên cứu, bổ sung trường hợp kê biên tài sản đối với pháp nhân không bị khởi tố. Tuy nhiên, về vấn đề bổ sung trường hợp kê biên tài sản đối với pháp nhân không bị khởi tố xuất phát từ thực tiễn giải quyết vụ án hình sự có liên quan đến pháp nhân trong ví dụ đã nêu ở phần trên.

Hai là, về tài sản bị kê biên, khoản 2 Điều 437 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị tịch thu, phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại”. Tác giả cho rằng, cần có văn bản hướng dẫn xác định tài sản thuộc đối tượng bị kê biên theo quy định để tránh những trường hợp vướng mắc như đã nêu trên.

Ba là, đối với biện pháp phong tỏa tài khoản, để bảo đảm áp dụng thống nhất quy định tại Điều 129 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về thủ tục phong tỏa tài khoản, tác giả cho rằng, cần có văn bản hướng dẫn thống nhất về chủ thể được giao biên bản phong tỏa tài khoản trong trường hợp này. Ngoài ra, cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn quy định rõ thời gian tối thiểu để các cơ quan, tổ chức thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền đối với lệnh phong tỏa. Bởi lẽ, việc thực hiện quy định phong tỏa ngay theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện nay là rất khó khăn, đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu ngân hàng, tổ chức tín dụng trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện chậm trễ lệnh phong tỏa của cơ quan có thẩm quyền.

Bốn là, đối với biện pháp tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân, cơ quan có thẩm quyền khi xem xét áp dụng biện pháp này cần căn cứ vào các lĩnh vực hoạt động mà pháp nhân thương mại đăng ký hoạt động và quan trọng hơn là phải căn cứ vào tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm cho xã hội của pháp nhân đã thực hiện để xác định rõ tạm đình chỉ hoạt động trong lĩnh vực nào, tránh việc tạm đình chỉ toàn bộ hoạt động của pháp nhân gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của pháp nhân trong các lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, cần chỉnh sửa quy định về căn cứ áp dụng biện pháp này để bảo đảm về mặt khái niệm như sau: “Tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân chỉ áp dụng khi có căn cứ xác định hành vi có dấu hiệu tội phạm của pháp nhân gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của con người, môi trường hoặc trật tự, an toàn xã hội”.

Một vấn đề nữa cũng cần lưu ý, đó là, có nên bổ sung quy định cho các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân hay không. Bởi lẽ, theo quy định tại Điều 436 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bao gồm cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân. Tuy nhiên, các điều 437, 438, 439 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đều không quy định thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế cho cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Tác giả cho rằng, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân phức tạp hơn rất nhiều so với truy cứu trách nhiệm hình sự cá nhân, trong đó có việc áp dụng biện pháp cưỡng chế. Do đó, việc quy định chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế hiện nay là hợp lý nhưng cần sửa đổi theo hướng chỉ trao quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế này cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án để việc áp dụng pháp luật được thống nhất.

Đỗ Thành Công

Trường Đại học Cảnh sát nhân dân

[1]. Xem: Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

[2]. Vụ án Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba: Gần 5.000 người sẽ có mặt tại phiên tòa, https://cand.com.vn/Ban-tin-113/vu-an-cong-ty-co-phan-dia-oc-alibaba-gan-5000-nguoi-se-co-mat-tai-phien-toa-i676613/, ngày đăng: 16:50, thứ Hai, 05/12/2022.

[3]. Đại án Nhật Cường: Buôn lậu, trốn thuế, rửa tiền và gian lận, https://thanhnien.vn/dai-an-nhat-cuong-buon-lau-tron-thue-rua-tien-va-gian-lan-post904980.html, ngày đăng: 06:49 - 30/11/2019.

[4]. Vụ nhái nhãn hiệu Bia Sài Gòn: Khởi tố cả pháp nhân và cá nhân - Luật sư bình luận gì?, https://phapluatbanquyen.phaply.vn/vu-nhai-nhan-hieu-bia-sai-gon-khoi-to-ca-phap-nhan-va-ca-nhan-luat-su-binh-luan-gi-a219.html/, truy cập 11:37 25/01/2021.

[5]. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người vi phạm quy định về kê biên có thể bị xử lý hình sự về tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản theo Điều 385 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Ngày 11/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 120/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp (Nghị định số 120/2025/NĐ-CP). Nghị định bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của các cơ quan; không để gián đoạn công việc, không để chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp khi thực hiện chính quyền địa phương hai cấp từ ngày 01/7/2025 trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.
Phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Nhằm thể chế hoá đầy đủ quan điểm chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phân quyền, phân cấp; bảo đảm việc triển khai nhiệm vụ được thông suốt, hiệu quả, kịp thời, cải cách tối đa thủ tục hành chính, giảm chi phí, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, Chính phủ ban hành Nghị định số 121/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp (Nghị định số 121/2025/NĐ-CP).
Cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đòn bẩy thúc đẩy kinh tế tư nhân bứt phá

Cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đòn bẩy thúc đẩy kinh tế tư nhân bứt phá

Kinh tế tư nhân chiếm hơn 70% cơ cấu kinh tế Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng quốc gia, tuy nhiên, khu vực này chưa phát triển tương xứng với tiềm năng do còn nhiều rào cản về thủ tục, chính sách và thiếu cơ chế phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. Nghị quyết số 198/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển (Nghị quyết số 198/2025/QH15) và Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 198/2025/QH15 (Nghị quyết số 139/NQ-CP) với nhiều cơ chế, chính sách quan trọng sẽ góp phần “cởi trói”, tạo động lực để kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới.
Quyết tâm mạnh mẽ bảo đảm quyền không bị tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục con người ở Việt Nam

Quyết tâm mạnh mẽ bảo đảm quyền không bị tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục con người ở Việt Nam

Việt Nam đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ và cam kết rõ ràng trong việc bảo vệ quyền không bị tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo. Quyết tâm này được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa kể từ khi Việt Nam gia nhập Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (Công ước UNCAT) vào năm 2015. Những nỗ lực của Việt Nam trong bảo đảm quyền này không chỉ thể hiện qua việc hoàn thiện hệ thống pháp luật mà còn qua việc triển khai các biện pháp hành chính, tư pháp và hợp tác quốc tế.
Xây dựng pháp luật thi hành án dân sự đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới

Xây dựng pháp luật thi hành án dân sự đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới

Luật Thi hành án dân sự được Quốc hội khóa XII đã thông qua ngày 14/11/2008, được sửa đổi, bổ sung các năm 2014, 2018, 2020, 2022 (Luật Thi hành án dân sự). Sau gần 17 năm triển khai thực hiện, công tác thi hành án dân sự đã đạt được nhiều kết quả tích cực, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội của đất nước.
Bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin là chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước

Bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin là chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước

Ở nước ta, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền được tiếp cận thông tin được ghi nhận cụ thể trong Hiến pháp, pháp luật. Cùng với sự phát triển của đất nước và quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam gia nhập nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương về vấn đề bảo vệ quyền con người. Trong đó quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin ngày càng được bảo đảm tốt hơn, thông qua quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia và quá trình nội luật hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao - Nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, mang tính chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước

Phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao - Nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, mang tính chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước

Sau gần 40 năm đổi mới, kinh tế tư nhân đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã phát triển lớn mạnh, khẳng định thương hiệu và vươn ra thị trường khu vực, thế giới. Tuy nhiên, kinh tế tư nhân hiện vẫn đối mặt với nhiều rào cản, chưa bứt phá về quy mô và năng lực cạnh tranh, chưa đáp ứng được yêu cầu, kỳ vọng là lực lượng nòng cốt của kinh tế đất nước. Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân cần có sự vào cuộc toàn diện của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp.
Nhiều chính sách mới có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025, kịp thời tháo gỡ khó khăn, “điểm nghẽn” về thể chế, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

Nhiều chính sách mới có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025, kịp thời tháo gỡ khó khăn, “điểm nghẽn” về thể chế, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

Từ ngày 01/7/2025, nhiều luật do Quốc hội khóa XV thông qua chính thức có hiệu lực thi hành với nhiều chính sách mới có tính đột phá, góp phần khơi thông “điểm nghẽn” về thể chế, tạo động lực phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, sẵn sàng đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Nỗ lực cao nhất để sớm đưa Cổng Pháp luật quốc gia phục vụ người dân và doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Nỗ lực cao nhất để sớm đưa Cổng Pháp luật quốc gia phục vụ người dân và doanh nghiệp

Sáng nay (31/5/2025), tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo nhiều bộ, ngành Trung ương đã bấm nút khai trương Cổng Pháp luật quốc gia. Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, cơ quan được Chính phủ giao làm đầu mối vận hành Cổng Pháp luật quốc gia về nội dung này.
Nhiều quy định mới về quy trình xây dựng, ban hành văn bản  quy phạm pháp luật

Nhiều quy định mới về quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Ngày 19/02/2025, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025. Ngày 01/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định số 78/2025/NĐ-CP). Luật và Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2025, có nhiều quy định mới được bổ sung để hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng ngắn gọn, đơn giản hơn về các bước, thành phần hồ sơ, rút ngắn thời gian xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp, trình Chính phủ chậm nhất ngày 03/6/2025

Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp, trình Chính phủ chậm nhất ngày 03/6/2025

Thực hiện nhiệm vụ được Quốc hội và Chính phủ giao, đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký ban hành Quyết định số 1355/QĐ-BTP ngày 28/4/2025 chính thức ban hành Kế hoạch triển khai nhiệm vụ của Bộ Tư pháp về việc tổ chức lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến của Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Nhận diện những rào cản trong đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Nhận diện những rào cản trong đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” trong ấn phẩm 200 trang “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo” xuất bản năm 2025.

Giải pháp khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Giải pháp khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới” trong ấn phẩm 200 trang “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo” xuất bản năm 2025.
Một số hạn chế trong quy định pháp luật về thành lập và ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Một số hạn chế trong quy định pháp luật về thành lập và ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Một số hạn chế trong quy định pháp luật về thành lập và ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo” trong ấn phẩm 200 trang “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo” xuất bản năm 2025.
Đổi mới cơ chế thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện nghiêm minh, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Đổi mới cơ chế thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện nghiêm minh, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Đây là quan điểm chỉ đạo quan trọng trong xây dựng Nghị định số 80/2025/NĐ-CP về tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật được Chính phủ ban hành ngày 01/4/2025 (Nghị định số 80/2025/NĐ-CP).

Theo dõi chúng tôi trên:

mega story

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm