Thứ ba 17/06/2025 01:44
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Một số kiến nghị sửa đổi các quy định của Luật Trẻ em năm 2016 về trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn

Một số kiến nghị sửa đổi các quy định của Luật Trẻ em năm 2016 về trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn

1. Một số quy định của Luật Trẻ em năm 2016 về trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn

- Khoản 1 Điều 10 Luật Trẻ em năm 2016 quy định 14 nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó có trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc[1].

- Điều 36 Luật Trẻ em năm 2016 quy định quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn, theo đó: “Trẻ em không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, trẻ em lánh nạn, tị nạn được bảo vệ và hỗ trợ nhân đạo, được tìm kiếm cha, mẹ, gia đình theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”[2].

- Điều 62 Luật Trẻ em năm 2016 quy định các trường hợp trẻ em cần chăm sóc thay thế, trong đó có trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha, mẹ[3].

Như vậy, theo quy định của Luật Trẻ em năm 2016, ngoài việc được hưởng mọi quyền như các trẻ em khác, trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn còn hưởng một số quyền đặc biệt khác như: Quyền được bảo vệ và hỗ trợ nhân đạo; quyền được tìm kiếm cha, mẹ, gia đình...

Những quy định của Luật Trẻ em năm 2016 về trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn là bước tiến bộ so với Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2014, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước và xã hội đối với những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, tạo điều kiện để trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục như những trẻ em bình thường khác.

2. Một số hạn chế của Luật Trẻ em năm 2016 về trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn

Thứ nhất, chưa nêu rõ khái niệm trẻ em lánh nạn, tị nạn.

Luật Trẻ em năm 2016 chưa nêu rõ khái niệm trẻ em không có quốc tịch, nhưng Luật Quốc tịch năm 2008 có nêu rõ khái niệm người không quốc tịch (bao gồm trẻ em không quốc tịch) là “người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài”[4], từ đó có thể hiểu trẻ em không có quốc tịch là “trẻ em không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài”.

Tuy nhiên, hiện nay, Luật Trẻ em năm 2016 và các văn bản quy phạm pháp luật khác của Việt Nam, đều không nêu rõ khái niệm người lánh nạn, tị nạn và sự khác biệt giữa người lánh nạn và người tị nạn. Cụm từ “trẻ em lánh nạn, tị nạn” lần đầu tiên mới được đưa vào trong một văn bản quy phạm pháp luật là Luật Trẻ em năm 2016 và chưa được quy định cụ thể, chưa nêu rõ khái niệm trẻ em lánh nạn, tị nạn, do đó, có rất nhiều người không biết được đối tượng nào được coi là trẻ em lánh nạn, tị nạn và sự khác nhau giữa trẻ em lánh nạn và trẻ em tị nạn.

Mặc dù, Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em đã có quy định các trường hợp trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha, mẹ hoặc không có người chăm sóc, nhưng đã không nêu khái niệm trẻ em lánh nạn, tị nạn và phân biệt giữa trẻ em lánh nạn và trẻ em tị nạn.

Thứ hai, không quy định trẻ em không quốc tịch chưa xác định được cha, mẹ hoặc không có người chăm sóc là nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Điểm o khoản 1 Điều 10 Luật trẻ em năm 2016 quy định trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha, mẹ hoặc không có người chăm sóc là nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nhưng không quy định trẻ em không quốc tịch chưa xác định được cha, mẹ hoặc không có người chăm sóc là nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Việc không quy định trẻ em không quốc tịch chưa xác định được cha, mẹ hoặc không có người chăm sóc là nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt sẽ làm cho những trẻ em này phải chịu nhiều thiệt thòi, không được bảo vệ đầy đủ như những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác.

Thứ ba, chưa quy định đầy đủ các trường hợp cần chăm sóc thay thế.

Khoản 4 Điều 62 Luật Trẻ em năm 2016 chỉ quy định trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ là trường hợp cần chăm sóc thay thế, nhưng không quy định trẻ em không quốc tịch chưa xác định được cha, mẹ là trường hợp cần chăm sóc thay thế. Như vậy, Luật Trẻ em năm 2016 chưa quy định đầy đủ các trường hợp cần chăm sóc thay thế, mà trên thực tế, trẻ em không quốc tịch chưa xác định được cha, mẹ cũng cần chăm sóc thay thế như trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha, mẹ.

Thứ tư, chưa quy định rõ ràng các trường hợp được tìm kiếm cha, mẹ, gia đình.

Điều 36 Luật Trẻ em năm 2016 quy định trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn “được tìm kiếm cha, mẹ, gia đình theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên” là chưa rõ ràng. Vì trên thực tế, chỉ có trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha, mẹ và gia đình mới phải tìm kiếm cha, mẹ, gia đình, còn trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn có cha, mẹ, gia đình thì không cần phải tìm kiếm cha, mẹ, gia đình.

Thứ năm, chưa quy định quyền được bảo đảm an sinh xã hội của trẻ em không có quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc.

Theo quy định của Điều 32 Luật Trẻ em, chỉ có trẻ em là công dân Việt Nam mới được bảo đảm an sinh xã hội theo quy định của pháp luật phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội nơi trẻ em sinh sống và điều kiện của cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em. Trong lúc đó trẻ em không có quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha, mẹ hoặc không có người chăm sóc không có quyền được bảo đảm an sinh xã hội.

3. Một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Trẻ em năm 2016 về trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn

Một là, cần quy định rõ khái niệm trẻ em lánh nạn và trẻ em tị nạn.

Việc chưa quy định rõ khái niệm trẻ em lánh nạn và trẻ em tị nạn và sự khác nhau giữa trẻ em lánh nạn và trẻ em tị nạn sẽ gây nhiều khó khăn trong việc bảo vệ trẻ em lánh nạn và trẻ em tị nạn. Chính vì vậy, việc quy định rõ khái niệm trẻ em lánh nạn và trẻ em tị nạn trong một văn bản pháp luật là rất cần thiết, để có cơ sở bảo vệ trẻ em thuộc đối tượng này, góp phần bảo vệ quyền của trẻ em lánh nạn và trẻ em tị nạn một cách có hiệu quả.

Hiện nay, dưới góc độ luật pháp quốc tế, Công ước về vị thế của người tị nạn năm 1951 có đưa ra khái niệm người tị nạn. Theo Điều 1 Công ước về vị thế của người tị nạn năm 1951, người tị nạn là người đã rời bỏ quốc gia mà người đó có quốc tịch (hoặc người không có quốc tịch đã rời bỏ quốc gia mà trước đó họ đã từng cư trú) do sợ bị ngược đãi vì những lý do chủng tộc, tôn giáo, dân tộc, hoặc do thành viên của một nhóm xã hội cụ thể nào đó hay vì quan điểm chính trị[5].

Trong lúc chưa có chưa có văn bản pháp luật nào của Việt Nam nêu rõ khái niệm trẻ em tị nạn, chúng ta có thể sử dụng khái niệm người tị nạn được ghi nhận trong Công ước về vị thế của người tị nạn năm 1951, để xác định trẻ em tị nạn.

Tuy nhiên, Công ước về vị thế của người tị nạn năm 1951, cũng như các điều ước quốc tế khác và các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam đều không nêu rõ khái niệm người lánh nạn và trẻ em lánh nạn, do đó, chúng ta không thể xác định được trẻ em nào là trẻ em lánh nạn. Chính vì vậy, việc quy định rõ khái niệm trẻ em lánh nạn là hết sức cần thiết.

Hai là, cần quy định trẻ em không quốc tịch chưa xác định được cha, mẹ hoặc không có người chăm sóc là nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Trẻ em không quốc tịch chưa xác định được cha, mẹ hoặc không có người chăm sóc là trẻ em vừa không có quốc tịch Việt Nam, vừa không có quốc tịch nước ngoài. Những đứa trẻ này vừa không được hưởng đầy đủ các quyền công dân như những trẻ em có quốc tịch Việt Nam, vừa không được hưởng đầy đủ các quyền công dân như những trẻ em của bất cứ một nước nào khác. Bên cạnh đó, những trẻ em này không được được cha, mẹ và người thân chăm sóc như những trẻ em bình thường khác. Những trẻ em không quốc tịch chưa xác định được cha, mẹ hoặc không có người chăm sóc phải chịu nhiều thiệt thòi, thường phải bỏ học để kiếm sống, dễ bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực, bị bóc lột; bị xâm hại tình dục…, do đó, cần được xác định trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt để được hưởng những quyền khác như trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha, mẹ hoặc không có người chăm sóc. Chính vì vậy, điểm o khoản 1 Điều 10 Luật Trẻ em năm 2016 cần được sửa đổi như sau: “… trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha, mẹ hoặc không có người chăm sóc”.

Ba là, cần quy định bổ sung thêm các đối tượng cần chăm sóc thay thế.

Khoản 4 Điều 62 Luật Trẻ em năm 2016 quy định trẻ em không quốc tịch chưa xác định được cha, mẹ không phải là trường hợp cần chăm sóc thay thế. Theo quan điểm của tác giả, cũng như trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em không quốc tịch chưa xác định được cha, mẹ cần phải được chăm sóc thay thế. Tất cả các đối tượng này đều có điểm chung là không được cha, mẹ hoặc người thân chăm sóc, dạy dỗ do đó đều cần thiết được chăm sóc thay thế như nhau. Việc quy định trẻ em không quốc tịch chưa xác định được cha mẹ là trường hợp cần chăm sóc thay thế hoàn toàn phù hợp với tinh thần của khoản 3 Điều 4 Luật Trẻ em năm 2016, theo đó, trẻ em không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ là những đối tượng cần được chăm sóc thay thế nhằm bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em. Do đó, khoản 4 Điều 62 Luật Trẻ em năm 2016 cần được sửa đổi như sau: “Trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ, gia đình”.

Bốn là, cần quy định rõ ràng các trường hợp được tìm kiếm cha, mẹ, gia đình.

Điều 36 Luật Trẻ em năm 2016 quy định trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn “được tìm kiếm cha, mẹ, gia đình theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên” là chưa rõ ràng, chưa nêu rõ những trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn nào cần tìm kiếm cha, mẹ, gia đình. Vì trong thực tế, những trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn đã xác định được cha mẹ, gia đình thì không cần tìm kiếm cha, mẹ, gia đình. Do đó, Điều 36 Luật Trẻ em năm 2016 cần được sửa đổi như sau:

“Điều 36. Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn

Trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn được bảo vệ và hỗ trợ nhân đạo; trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ, gia đình được tìm kiếm cha, mẹ, gia đình theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.

Năm là, bổ sung quyền được bảo đảm an sinh xã hội cho trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha, mẹ hoặc không có người chăm sóc.

Trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha, mẹ hoặc không có người chăm sóc là những đối tượng chịu nhiều thiệt thòi về vật chất và tinh thần, không có điều kiện lao động để bảo đảm cuộc sống tối thiểu của mình. Những trẻ em này luôn có nguy cơ thiếu thốn các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, đau ốm, đói rét, không chỗ ở... Do đó, các em cần được bảo đảm an sinh xã hội, được cứu trợ trong những trường hợp khẩn cấp, được trợ cấp những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như: Thực phẩm, quần áo, nhà ở, giáo dục, tiềnchăm sóc y tế. Việc bổ sung quyền được bảo đảm an sinh xã hội cho trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc trong Luật Trẻ em là rất cần thiết, góp phần bảo vệ những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, đồng thời, thể hiện tính nhân đạo của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam./.

ThS. Trần Việt Dũng & ThS. Trần Ngọc Thúy

Trường Đại học Luật - Đại học Huế


[1] Xem: Điểm o khoản 1 Điều 10 Luật Trẻ em năm 2016.

[2] Xem: Điều 36 Luật Trẻ em năm 2016.

[3] Xem: Khoản 4 Điều 62 Luật Trẻ em năm 2016.

[4] Xem: Khoản 2 Điều 3 Luật Quốc tịch năm 2008.

[5] Xem: Điều 1 Công ước về vị thế của người tị nạn năm 1951.

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Thực hiện phân quyền, phân cấp trong bối cảnh xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Thực hiện phân quyền, phân cấp trong bối cảnh xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính và thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp, việc đẩy mạnh phân quyền, phân cấp trong hoạt động của chính quyền địa phương nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thích ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới là điều cần thiết. Các địa phương sau sắp xếp đứng trước những yêu cầu cấp thiết về đổi mới, vận hành hiệu quả mô hình tổ chức chính quyền địa phương. Bài viết đề xuất một số kiến nghị để tiếp tục đẩy mạnh phân quyền, phân cấp trong hoạt động chính quyền địa phương, góp phần bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của nền công vụ trong bối cảnh mới.
Hoàn thiện chế định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Hoàn thiện chế định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Ngày 05/5/2025, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 194/2025/QH15 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tạo cơ sở pháp lý thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Bài viết nghiên cứu, phân tích về những nội dung cần bổ sung vào chế định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân xã ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Đổi mới tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân xã ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Thời gian qua, Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để thực hiện việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đặc biệt, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đang lấy ý kiến nhân dân để thực hiện các chủ trương của Đảng về việc sắp xếp lại chính quyền địa phương theo mô hình hai cấp, không tổ chức cấp huyện. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đòi hỏi bộ máy hành chính phải được tổ chức khoa học, tinh, gọn, minh bạch, hiệu quả nhằm tạo đà cho đất nước phát triển càng trở lên cấp thiết. Xuất phát từ thực trạng tổ chức, hoạt động của Ủy ban nhân dân xã và đòi hỏi của thực tiễn, bài viết đề xuất một số gợi mở về đổi mới tổ chức, hoạt động của Ủy ban nhân dân xã trong thời gian tới.
Xây dựng chính quyền địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Góc nhìn từ cơ sở

Xây dựng chính quyền địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Góc nhìn từ cơ sở

Trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay, việc tổ chức lại bộ máy chính quyền theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (dự thảo Nghị quyết) là yêu cầu tất yếu. Điều này đòi hỏi phải cải cách toàn diện cả về cấu trúc chiều ngang (sáp nhập địa giới hành chính) và chiều dọc (rút gọn cấp chính quyền trung gian) nhằm mở rộng không gian phát triển, tăng cường tính liên kết giữa trung ương và cơ sở, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân. Bài viết nghiên cứu mô hình tổ chức chính quyền địa phương gắn với địa bàn cụ thể dưới góc nhìn từ cơ sở (Tây Nguyên) để đưa ra những phân tích, nhận định và đề xuất giải pháp cho việc cải cách chính quyền địa phương theo dự thảo Nghị quyết.
So sánh mô hình chính quyền địa phương giữa Cộng hòa Pháp với Việt Nam và kiến nghị hoàn thiện tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam

So sánh mô hình chính quyền địa phương giữa Cộng hòa Pháp với Việt Nam và kiến nghị hoàn thiện tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam

Bài viết phân tích, nghiên cứu thiết chế chính quyền địa phương ở Cộng hòa Pháp và Việt Nam; so sánh một số điểm tương đồng, khác biệt về tổ chức, hoạt động chính quyền địa phương theo hiến pháp của hai nước. Trên cơ sở mô hình tổ chức, hoạt động chính quyền địa phương của Cộng hòa Pháp, bài viết đề xuất một số kiến nghị để Việt Nam nghiên cứu tiếp thu có chọn lọc nhằm xây dựng hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành cuộc “cách mạng” về tinh gọn bộ máy theo các chủ trương, chính sách của Đảng và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo vào xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam - Thực trạng pháp lý và khuyến nghị hoàn thiện

Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo vào xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam - Thực trạng pháp lý và khuyến nghị hoàn thiện

Bài viết tập trung phân tích thực trạng pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam và thực tiễn áp dụng trí tuệ nhân tạo vào xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử. Trên cơ sở nhận diện những khó khăn, vướng mắc, bài viết đề xuất các khuyến nghị để xây dựng khung pháp lý toàn diện, hiệu quả hơn trong việc tích hợp trí tuệ nhân tạo vào công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam trong thời gian tới.

Trách nhiệm hữu hạn trong các loại hình công ty và kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Bài viết phân tích, đánh giá một số khía cạnh pháp lý, kinh tế của chế độ trách nhiệm hữu hạn trong các loại hình công ty, từ đó, đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện về chế độ trách nhiệm hữu hạn trong pháp luật doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam.

Hoàn thiện quy định pháp luật về căn cứ chấm dứt sử dụng di sản dùng vào việc thờ cúng

Bài viết nghiên cứu, phân tích các quy định pháp luật về căn cứ chấm dứt sử dụng di sản dung vào việc thờ cúng qua các thời kỳ và thực tiễn áp dụng pháp luật qua công tác xét xử của Tòa án đối với tranh chấp liên quan đến chấm dứt sử dụng di sản dung vào việc thờ cúng, từ đó, đưa ra một số gợi mở nhằm hoàn thiện chế định này.
Bảo đảm cơ chế giám sát của Hội đồng nhân dân đối với các cơ quan tư pháp ở địa phương

Bảo đảm cơ chế giám sát của Hội đồng nhân dân đối với các cơ quan tư pháp ở địa phương

Sau hơn 11 năm triển khai thi hành, Hiến pháp năm 2013 đã tạo cơ sở hiến định quan trọng cho việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị. Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay, việc thực hiện các quy định của Hiến pháp và pháp luật liên quan đến Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và chính quyền địa phương vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện nhằm để đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Ngày 05/5/2025, Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Việc lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết và tạo sự đồng thuận, thống nhất cao của toàn dân trong việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, bảo đảm Hiến pháp phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng của Nhân dân.
Bảo đảm trách nhiệm và cơ chế giải trình khi tiến hành sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Bảo đảm trách nhiệm và cơ chế giải trình khi tiến hành sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 là một sự kiện chính trị và pháp lý trọng đại, dù ở phạm vi, quy mô nào cũng là một công việc rất hệ trọng, thiêng liêng. Do vậy, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải được tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, hiệu quả với sự tham gia tích cực, đồng bộ của các cơ quan, tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học và toàn thể Nhân dân theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính  – bổ sung nhiều quy định mới

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính – bổ sung nhiều quy định mới

Trên cơ sở phát biểu đề dẫn của đồng chí Trương Thế Côn, Tổng Biên tập Tạp chí Dân chủ và pháp luật, phát biểu của đồng chí Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính về sự cần thiết, quá trình soạn thảo và định hướng xây dựng Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm pháp luật hành chính, Hội thảo khoa học “Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi pham hành chính” đã tiếp nhận được gần 20 ý kiến phát biểu và hơn 10 bài nghiên cứu chuyên sâu. Các bài viết và ý kiến phát biểu tại Hội thảo sẽ được Tạp chí Dân chủ và Pháp luật và Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính tổng hợp, xem xét để gửi tới cá nhân, cơ quan có thẩm quyền tham khảo trong quá trình xây dựng, quyết định chính sách.
Bản so sánh các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với quy định hiện hành của Hiến pháp

Bản so sánh các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với quy định hiện hành của Hiến pháp

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu toàn văn Bản so sánh các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với quy định hiện hành của Hiến pháp.
Dự thảo Nghị quyết Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp  nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

Dự thảo Nghị quyết Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu toàn văn dự thảo Nghị quyết Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV - xem xét, quyết định 54 nội dung về công tác lập hiến, lập pháp

Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV - xem xét, quyết định 54 nội dung về công tác lập hiến, lập pháp

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc sáng ngày 05/5/2025. Đây là Kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn Cách mạng mới của nước ta, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.

Theo dõi chúng tôi trên:

mega story

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm