Thứ năm 19/06/2025 10:56
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Sự cần thiết và giới hạn can thiệp của Nhà nước bằng pháp luật đối với quan hệ bảo hiểm tiền gửi

Tóm tắt: Bài viết chỉ ra sự cần thiết và giới hạn can thiệp của Nhà nước bằng cơ chế chính sách và pháp luật của Nhà nước đối với quan hệ bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam hiện nay.

Tóm tắt: Bài viết chỉ ra sự cần thiết và giới hạn can thiệp của Nhà nước bằng cơ chế chính sách và pháp luật của Nhà nước đối với quan hệ bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam hiện nay.

Abstract: The paper points out the need and limit of the State's intervention by policy mechanism and law of the State with respect to deposit insurance relations in Vietnam today.

1. Sự cần thiết phải ban hành pháp luật đối với quan hệ bảo hiểm tiền gửi

Xuất phát từ vai trò của bảo hiểm tiền gửi (BHTG) đối với nền kinh tế và đời sống xã hội, đặc biệt là đối với hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) nên Nhà nước cần phải can thiệp bằng pháp luật nhằm thực hiện các mục tiêu chính sách về kinh tế - xã hội của quốc gia.

Thứ nhất, khi xảy ra sự kiện TCTD nhận tiền gửi bị phá sản hoặc mất khả năng thanh toán các khoản tiền gửi cho người gửi tiền thì quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền sẽ bị xâm phạm. Do đó, việc thiết kế một cơ chế bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền khi TCTD lâm vào tình trạng phá sản cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước bằng công cụ pháp luật, bởi lẽ chỉ có bằng công cụ pháp luật mới có khả năng quy định quyền và nghĩa vụ cho các bên và có hệ thống chế tài để bảo đảm thực thi các quyền, nghĩa vụ đó trong thực tế.

Thứ hai, thực tế cho thấy, tiền gửi nói chung và tiền gửi tiết kiệm nói riêng là “của cải” chủ yếu, thuộc sở hữu của số đông dân cư, trong đó có cá nhân người gửi tiền. Đối tượng này có những hạn chế nhất định trong việc tiếp cận và phân tích thông tin về hoạt động của tổ chức huy động tiền gửi. Mặc dù, tiền gửi tại ngân hàng của những người có thu nhập thấp thường ít hơn số tiền gửi của các đối tượng khác nhưng có thể tiền lãi trên số tiền gửi ít ỏi đó lại là nguồn sống hàng ngày của người dân nghèo. Vì lo lắng sẽ bị ảnh hưởng khi ngân hàng bị phá sản và vì bị hạn chế về khả năng có được thông tin chính xác về hoạt động của các TCTD nên những người gửi tiền có thu nhập thấp thường hay có các phản ứng thái quá khi có thông tin đồn đại thất thiệt về tình hình hoạt động của ngân hàng. Các hiện tượng đó nếu không được xử lý kịp thời có thể là nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ ngân hàng hàng loạt và một trong những vai trò quan trọng của tổ chức BHTG là nhằm hạn chế những hậu quả này. Điều đó cho thấy, việc Nhà nước can thiệp bằng pháp luật đối với quan hệ BHTG là cần thiết, nhằm bảo vệ tối đa quyền, lợi ích chính đáng của người gửi tiền và qua đó cũng nhằm bảo đảm sự an toàn của hệ thống tín dụng.

2. Nguyên tắc can thiệp của Nhà nước bằng pháp luật đối với quan hệ bảo hiểm tiền gửi

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi, sự can thiệp của Nhà nước bằng pháp luật đối với quan hệ bảo hiểm tiền gửi cần được giới hạn bởi một số nguyên tắc sau:

- Sự can thiệp của Nhà nước bằng pháp luật đối với quan hệ BHTG cần hướng đến mục tiêu cơ bản là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, đồng thời bảo đảm sự vận hành ổn định và an toàn của hệ thống TCTD trong nền kinh tế. Mục tiêu này phải được thể hiện xuyên suốt trong tất cả các quy định của pháp luật về BHTG, bao gồm: Quy định về chủ thể tham gia quan hệ BHTG và quyền, nghĩa vụ của các chủ thể; quy định về đối tượng BHTG và phí BHTG; quy định về điều kiện và thủ tục chi trả BHTG; quy định về giải quyết tranh chấp phát sinh từ quan hệ BHTG...

- Sự can thiệp của Nhà nước bằng pháp luật đối với quan hệ BHTG cần tính đến việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ BHTG (tổ chức BHTG; tổ chức tham gia BHTG) và người gửi tiền - với tư cách là bên thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm.

- Việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với quan hệ BHTG cần đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và đảm bảo tính tương thích giữa pháp luật về BHTG của Việt Nam với thông lệ quốc tế về BHTG. Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, mỗi quốc gia đều phải tìm cách hài hòa hệ thống pháp luật của quốc gia mình với pháp luật của các quốc gia khác, cũng như luật chơi chung của thế giới, theo đó, mỗi quốc gia phải tính đến mức độ tương thích của pháp luật nước mình với pháp luật nước khác và pháp luật quốc tế về các vấn đề cốt lõi của pháp luật về BHTG.

3. Nội dung điều chỉnh của pháp luật đối với quan hệ bảo hiểm tiền gửi

Việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với quan hệ BHTG thường tập trung vào những vấn đề cơ bản sau đây:

Thứ nhất, quy định về chủ thể tham gia quan hệ bảo hiểm tiền gửi

Nhóm quy phạm này quy định về các chủ thể có liên quan như: Tổ chức BHTG; tổ chức tham gia BHTG; người gửi tiền được thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm và quyền, nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể này khi tham gia quan hệ BHTG.

- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tổ chức tài chính Nhà nước, hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Ngân hàng Nhà nước thực hiện các quyền, nghĩa vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với BHTG Việt Nam theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012, Nghị định số 68/2013/NĐ-CP ngày 28/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm tiền gửi và các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

- Tổ chức tham gia BHTG: Theo khoản 3 Điều 4 Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012, thì tổ chức tham gia BHTG là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi của cá nhân. Tổ chức tham gia BHTG bao gồm: (i) Tổ chức tham gia BHTG là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân, bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng; (ii) Tổ chức tài chính vi mô phải tham gia BHTG đối với tiền gửi của cá nhân bao gồm cả tiền gửi tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô, trừ tiền gửi tiết kiệm bắt buộc theo quy định của tổ chức tài chính vi mô; (iii) Ngân hàng chính sách không phải tham BHTG.

- Người được BHTG: Khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012 quy định, người được BHTG là cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia BHTG.

Trước khi có Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012, thì Nghị định số 109/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi quy định, tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của người gửi tiền là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh gửi tại tổ chức tham gia BHTG... Tuy nhiên, theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012, thì người được BHTG chỉ có 01 đối tượng là cá nhân có tiền gửi tại tổ chức tham gia BHTG, quy định này đã làm thay đổi căn bản về đối tượng người được BHTG.

Thứ hai, quy định về loại tiền gửi được bảo hiểm, phí bảo hiểm tiền gửi và hạn mức chi trả bảo hiểm

- Về loại tiền gửi được bảo hiểm, pháp luật về BHTG hiện hành quy định là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.

Các loại tiền gửi không được bảo hiểm cũng được quy định, bao gồm: (i) Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó; (ii) Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên hội đồng thành viên, thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát, tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc (phó giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc (phó giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó; (iii) Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia BHTG gửi phát hành. Quy định về tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam được áp dụng thống nhất từ khi thành lập tổ chức BHTG đến nay, trong thực tế triển khai cho thấy, chính sách này phù hợp với chính sách tiền tệ của Việt Nam, không khuyến khích lưu thông ngoại tệ tại Việt Nam. Việc quy định về một số loại tiền gửi không được bảo hiểm đối với cá nhân có quyền lợi trực tiếp liên quan đến hoạt động của tổ chức tham gia BHTG nhằm ngăn chặn hiện tượng trục lợi bảo hiểm và đề cao trách nhiệm của cá nhân liên quan khi xảy ra đổ vỡ. Quy định về tiền gửi được bảo hiểm là cơ sở pháp lý để triển khai việc chi trả, qua đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền một cách hiệu quả, minh bạch và thống nhất.

- Về phí BHTG, đây là khoản tiền phải nộp cho tổ chức BHTG để bảo hiểm cho tiền gửi của người được BHTG tại tổ chức tham gia BHTG. Ở Việt Nam, pháp luật quy định mức phí đồng hạng là 0,15% trên số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia BHTG. Mức phí này được áp dụng từ khi thành lập BHTG Việt Nam đến nay. Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012 đưa ra quy định về mức phí BHTG cụ thể đối với tổ chức tham gia BHTG trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại các tổ chức này. Đây là một bước đi tiến bộ phù hợp với xu thế phát triển của Ngành Ngân hàng, tạo sự công bằng cho các tổ chức tham gia BHTG, khuyến khích các tổ chức tham gia BHTG có hoạt động tốt sẽ được hưởng mức phí BHTG thấp hơn và ngược lại.

- Về hạn mức chi trả bảo hiểm, pháp luật quy định số tiền gửi tối đa mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người gửi tiền tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.

Thứ ba, quy định về thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp phát sinh từ quan hệ bảo hiểm tiền gửi

Kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp về BHTG là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như cơ quan hành chính nhà nước, Tòa án… Tuy nhiên, hiện nay pháp luật Việt Nam đang có những quy định theo hướng ghi nhận các chức năng này của tổ chức BHTG Việt Nam. Theo khoản 13 Điều 13 Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012 thì quyền và nghĩa vụ của tổ chức BHTG là tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tham gia BHTG theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG theo quy định của Chính phủ.

Điều 28 Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012 quy định về thu hồi số tiền bảo hiểm phải trả từ tổ chức tham gia BHTG. Theo đó, tổ chức BHTG trở thành chủ nợ của tổ chức tham gia BHTG đối với số tiền bảo hiểm phải trả cho người được BHTG, kể từ ngày trả tiền bảo hiểm theo thông báo quy định tại khoản 3 Điều 26 Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012; tổ chức BHTG được phân chia giá trị tài sản theo thứ tự như người gửi tiền và thu hồi số tiền bảo hiểm phải trả trong quá trình xử lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 14 Nghị định số 68/2013/NĐ-CP ngày 28/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm tiền gửi, thì tổ chức BHTG tham gia quản lý, thanh lý tài sản và thu hồi số tiền bảo hiểm phải trả trong quá trình xử lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG là tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật về phá sản đối với các tổ chức tín dụng. Tổ chức BHTG tham gia quản lý, thanh lý tài sản và thu hồi số tiền bảo hiểm phải trả trong quá trình xử lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG là chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thu hồi giấy phép và thanh lý tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Khi xảy ra các trường hợp trên, BHTG có thể hỗ trợ tài chính thông qua các hình thức như: Cho vay, bảo lãnh, mua lại tài sản, mua cổ phần, gửi tiền có mục đích, hỗ trợ chia sẻ lỗ... Hoặc có thể xử lý thông qua ngân hàng bắc cầu là việc một tổ chức lành mạnh đứng ra mua lại ngân hàng này. Trong trường hợp khi chưa có tổ chức nào đồng ý tiếp nhận, thì BHTG thành lập một ngân hàng bắc cầu để tạm thời tiếp nhận, duy trì hoạt động kinh doanh của ngân hàng đổ vỡ cho đến khi đưa ra được giải pháp xử lý cuối cùng hoặc chi trả bảo hiểm trực tiếp tiền bảo hiểm cho người gửi tiền theo các quy định của pháp luật.

Có thể nói, điều quan trọng hàng đầu trong chính sách BHTG là lựa chọn được rõ ràng mục tiêu chính sách công BHTG. Do vậy, xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động BHTG là một yêu cầu khách quan nhằm phát triển thị trường tài chính lành mạnh trên cơ sở bảo vệ lợi ích của người gửi tiền, tạo môi trường pháp lý cho thị trường tài chính nói chung, thị trường tiền tệ nói riêng phát triển an toàn, bền vững.

ThS. Ngô Quang Huy



Tài liệu tham khảo:

1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Chiến lược phát triển Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025, Tài liệu tham khảo xây dựng.

2. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Vai trò của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong việc bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo an sinh xã hội, Chuyên đề nghiên cứu chuyên sâu, 2008.

3. Hoàng Thu Hằng, Pháp luật về hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013.

4. Nguyễn Thị Hiển, Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, 2008.

5. ThS. Nguyễn Duy Hoàn, Yêu cầu cấp thiết nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam, Bản tin của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam số 12, 2009.

6. Bùi Thu Hương, Hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, Luận văn Thạc sĩ, 2010.

7. Nguyễn Thị Kim Oanh, Bảo hiểm tiền gửi - Nguyên lý, thực tiễn và định hướng, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2004.

8. TS. Nguyễn Minh Phong, Nâng cao năng lực, vị thế của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để bảo vệ người gửi tiền tốt hơn, Bản tin của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam số 38, 2017.

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Thực hiện phân quyền, phân cấp trong bối cảnh xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Thực hiện phân quyền, phân cấp trong bối cảnh xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính và thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp, việc đẩy mạnh phân quyền, phân cấp trong hoạt động của chính quyền địa phương nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thích ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới là điều cần thiết. Các địa phương sau sắp xếp đứng trước những yêu cầu cấp thiết về đổi mới, vận hành hiệu quả mô hình tổ chức chính quyền địa phương. Bài viết đề xuất một số kiến nghị để tiếp tục đẩy mạnh phân quyền, phân cấp trong hoạt động chính quyền địa phương, góp phần bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của nền công vụ trong bối cảnh mới.
Hoàn thiện chế định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Hoàn thiện chế định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Ngày 05/5/2025, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 194/2025/QH15 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tạo cơ sở pháp lý thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Bài viết nghiên cứu, phân tích về những nội dung cần bổ sung vào chế định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân xã ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Đổi mới tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân xã ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Thời gian qua, Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để thực hiện việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đặc biệt, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đang lấy ý kiến nhân dân để thực hiện các chủ trương của Đảng về việc sắp xếp lại chính quyền địa phương theo mô hình hai cấp, không tổ chức cấp huyện. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đòi hỏi bộ máy hành chính phải được tổ chức khoa học, tinh, gọn, minh bạch, hiệu quả nhằm tạo đà cho đất nước phát triển càng trở lên cấp thiết. Xuất phát từ thực trạng tổ chức, hoạt động của Ủy ban nhân dân xã và đòi hỏi của thực tiễn, bài viết đề xuất một số gợi mở về đổi mới tổ chức, hoạt động của Ủy ban nhân dân xã trong thời gian tới.
Xây dựng chính quyền địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Góc nhìn từ cơ sở

Xây dựng chính quyền địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Góc nhìn từ cơ sở

Trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay, việc tổ chức lại bộ máy chính quyền theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (dự thảo Nghị quyết) là yêu cầu tất yếu. Điều này đòi hỏi phải cải cách toàn diện cả về cấu trúc chiều ngang (sáp nhập địa giới hành chính) và chiều dọc (rút gọn cấp chính quyền trung gian) nhằm mở rộng không gian phát triển, tăng cường tính liên kết giữa trung ương và cơ sở, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân. Bài viết nghiên cứu mô hình tổ chức chính quyền địa phương gắn với địa bàn cụ thể dưới góc nhìn từ cơ sở (Tây Nguyên) để đưa ra những phân tích, nhận định và đề xuất giải pháp cho việc cải cách chính quyền địa phương theo dự thảo Nghị quyết.
So sánh mô hình chính quyền địa phương giữa Cộng hòa Pháp với Việt Nam và kiến nghị hoàn thiện tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam

So sánh mô hình chính quyền địa phương giữa Cộng hòa Pháp với Việt Nam và kiến nghị hoàn thiện tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam

Bài viết phân tích, nghiên cứu thiết chế chính quyền địa phương ở Cộng hòa Pháp và Việt Nam; so sánh một số điểm tương đồng, khác biệt về tổ chức, hoạt động chính quyền địa phương theo hiến pháp của hai nước. Trên cơ sở mô hình tổ chức, hoạt động chính quyền địa phương của Cộng hòa Pháp, bài viết đề xuất một số kiến nghị để Việt Nam nghiên cứu tiếp thu có chọn lọc nhằm xây dựng hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành cuộc “cách mạng” về tinh gọn bộ máy theo các chủ trương, chính sách của Đảng và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo vào xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam - Thực trạng pháp lý và khuyến nghị hoàn thiện

Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo vào xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam - Thực trạng pháp lý và khuyến nghị hoàn thiện

Bài viết tập trung phân tích thực trạng pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam và thực tiễn áp dụng trí tuệ nhân tạo vào xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử. Trên cơ sở nhận diện những khó khăn, vướng mắc, bài viết đề xuất các khuyến nghị để xây dựng khung pháp lý toàn diện, hiệu quả hơn trong việc tích hợp trí tuệ nhân tạo vào công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam trong thời gian tới.

Trách nhiệm hữu hạn trong các loại hình công ty và kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Bài viết phân tích, đánh giá một số khía cạnh pháp lý, kinh tế của chế độ trách nhiệm hữu hạn trong các loại hình công ty, từ đó, đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện về chế độ trách nhiệm hữu hạn trong pháp luật doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam.

Hoàn thiện quy định pháp luật về căn cứ chấm dứt sử dụng di sản dùng vào việc thờ cúng

Bài viết nghiên cứu, phân tích các quy định pháp luật về căn cứ chấm dứt sử dụng di sản dung vào việc thờ cúng qua các thời kỳ và thực tiễn áp dụng pháp luật qua công tác xét xử của Tòa án đối với tranh chấp liên quan đến chấm dứt sử dụng di sản dung vào việc thờ cúng, từ đó, đưa ra một số gợi mở nhằm hoàn thiện chế định này.
Bảo đảm cơ chế giám sát của Hội đồng nhân dân đối với các cơ quan tư pháp ở địa phương

Bảo đảm cơ chế giám sát của Hội đồng nhân dân đối với các cơ quan tư pháp ở địa phương

Sau hơn 11 năm triển khai thi hành, Hiến pháp năm 2013 đã tạo cơ sở hiến định quan trọng cho việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị. Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay, việc thực hiện các quy định của Hiến pháp và pháp luật liên quan đến Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và chính quyền địa phương vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện nhằm để đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Ngày 05/5/2025, Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Việc lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết và tạo sự đồng thuận, thống nhất cao của toàn dân trong việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, bảo đảm Hiến pháp phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng của Nhân dân.
Bảo đảm trách nhiệm và cơ chế giải trình khi tiến hành sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Bảo đảm trách nhiệm và cơ chế giải trình khi tiến hành sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 là một sự kiện chính trị và pháp lý trọng đại, dù ở phạm vi, quy mô nào cũng là một công việc rất hệ trọng, thiêng liêng. Do vậy, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải được tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, hiệu quả với sự tham gia tích cực, đồng bộ của các cơ quan, tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học và toàn thể Nhân dân theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính  – bổ sung nhiều quy định mới

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính – bổ sung nhiều quy định mới

Trên cơ sở phát biểu đề dẫn của đồng chí Trương Thế Côn, Tổng Biên tập Tạp chí Dân chủ và pháp luật, phát biểu của đồng chí Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính về sự cần thiết, quá trình soạn thảo và định hướng xây dựng Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm pháp luật hành chính, Hội thảo khoa học “Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi pham hành chính” đã tiếp nhận được gần 20 ý kiến phát biểu và hơn 10 bài nghiên cứu chuyên sâu. Các bài viết và ý kiến phát biểu tại Hội thảo sẽ được Tạp chí Dân chủ và Pháp luật và Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính tổng hợp, xem xét để gửi tới cá nhân, cơ quan có thẩm quyền tham khảo trong quá trình xây dựng, quyết định chính sách.
Bản so sánh các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với quy định hiện hành của Hiến pháp

Bản so sánh các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với quy định hiện hành của Hiến pháp

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu toàn văn Bản so sánh các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với quy định hiện hành của Hiến pháp.
Dự thảo Nghị quyết Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp  nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

Dự thảo Nghị quyết Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu toàn văn dự thảo Nghị quyết Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV - xem xét, quyết định 54 nội dung về công tác lập hiến, lập pháp

Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV - xem xét, quyết định 54 nội dung về công tác lập hiến, lập pháp

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc sáng ngày 05/5/2025. Đây là Kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn Cách mạng mới của nước ta, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.

Theo dõi chúng tôi trên:

mega story

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm