
![]() |
Toàn cảnh cuộc họp. |
Tại cuộc họp, Phó Vụ trưởng Vụ Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Lê Tuấn Phong cùng đại diện các đơn vị có liên quan trao đổi, chỉnh lý một số nội dung về kết quả rà soát các văn bản quy phạm pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp trên cơ sở bám sát các tiêu chí tại Nghị quyết số 206/2025/QH15 ngày 24/6/2025 của Quốc hội về cơ chế đặc biệt xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật, gồm: (i) Quy định mâu thuẫn, chồng chéo trong cùng một văn bản quy phạm pháp luật hoặc giữa các văn bản quy phạm pháp luật; (ii) Quy định của văn bản quy phạm pháp luật không rõ ràng, có nhiều cách hiểu khác nhau, không hợp lý, không khả thi, gây khó khăn trong áp dụng, thực hiện pháp luật; (iii) Quy định của văn bản quy phạm pháp luật tạo gánh nặng chi phí tuân thủ; chưa có quy định hoặc có quy định của văn bản quy phạm pháp luật nhưng hạn chế việc đổi mới sáng tạo, phát triển động lực tăng trưởng mới, khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập quốc tế. Đồng thời, đề xuất lựa chọn một trong các phương án xử lý như sau: (i) Phương án A: Giải thích luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo Điều 60 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025; (ii) Phương án B: Hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật theo Điều 61 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025; (iii) Phương án C: Sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật; (iv) Phương án D: Áp dụng Nghị quyết số 206/2025/QH15 để xử lý những văn bản cản trở sự phát triển.
Qua trao đổi, thảo luận, cuộc họp đã thống nhất một số nội dung sau:
Thứ nhất, không đưa các nội dung liên quan đến Nghị định số 121/2025/NĐ-CP ngày 11/6/2025 của Chính phủ quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp và một số luật như Luật Trọng tài thương mại năm 2010, Luật Hộ tịch năm 2014, Luật Nuôi con nuôi năm 2010, Luật Thi hành án dân sự năm 2008, được sửa đổi, bổ sung năm 2014 và năm 2022, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017, Luật Công chứng năm 2024 đối với các nội dung về phân cấp, phân quyền... vào báo cáo rà soát.
Thứ hai, nhất trí đối với Phương án B về hướng dẫn áp dụng đối với Thông tư liên tịch số 02/2010/TTLT-BTP-BNV ngày 11/02/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp hạng các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Tư pháp.
Thứ ba, nhất trí đối với Phương án C về sửa đổi, bổ sung đối với các nội dung gồm: khoản 10 Điều 3 Luật Công nghiệp công nghệ số năm 2025; điểm a khoản 24 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản năm 2024; điểm c khoản 1 Điều 55 Nghị định số 102/2024/NĐ-CP ngày 30/7/2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2024; điểm c khoản 1 Điều 58 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng; điểm e khoản 1 Điều 28 Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp; Thông tư số 05/2023/TT-BTP ngày 24/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp tại chính quyền địa phương...