Thứ sáu 13/06/2025 07:43
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Diễn đàn đối thoại chính sách về “Pháp luật hình sự trong thời kỳ hội nhập tại Việt Nam”

Trong khuôn khổ dự án "Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam" do Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ, ngày 29/8/2013 tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Diễn đàn đối thoại chính sách về "Pháp luật hình sự trong thời kỳ hội nhập tại Việt Nam".

Trong khuôn khổ dự án "Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam" do Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ, ngày 29/8/2013 tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Diễn đàn đối thoại chính sách về "Pháp luật hình sự trong thời kỳ hội nhập tại Việt Nam". Tham dự Diễn đàn gồm có các đại biểu đến từ Bộ Tư pháp, đại diện Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp trung ương, Văn phòng trung ương Đảng, Ủy ban pháp luật, Ủy ban Tư pháp, Văn phòng Quốc hội, đại diện một số bộ, ngành, địa phương và đại diện cơ quan ngoại giao một số nước, đại diện của các tổ chức quốc tế... Ông Nguyễn Văn Hiện - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội, ông Hoàng Thế Liên - Thứ trưởng Bộ Tư pháp và bà Louise Chamberlain - Giám đốc quốc gia UNDP tại Việt Nam đồng chủ trì Diễn đàn.

Diễn đàn đối thoại chính sách về "Pháp luật hình sự trong thời kỳ hội nhập tại Việt Nam" là diễn đàn để các đại biểu cùng nhau trao đổi, thảo luận nhiều vấn đề về chính sách hình sự đang diễn ra tại Việt Nam cũng như kinh nghiệm của các nước trên thế giới.

Bộ luật Hình sự năm 1999 được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ VI thông qua ngày 21/12/1999, có hiệu lực từ ngày 01/7/2000, sau khi ra đời Bộ luật Hình sự là công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong việc quản lý xã hội, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo về lợi ich của Nhà nước, của các tổ chức và của công dân. Sau 12 năm triển khai thi hành, đến nay cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, xu hướng hội nhập quốc tế của đất nước, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã có nhiều bất cập như: (i) Một số quy định của Bộ luật Hình sự không rõ ràng, một số nhóm tội phạm quy định trong Bộ luật Hình sự đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thi hành hoặc chỉ có hướng dẫn về một vài tội riêng lẻ (nhóm các tội về môi trường, nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính, nhóm các tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân; nhóm các tội xâm phạm hoạt động tư pháp...); (ii) Những hành vi nguy hiểm cho xã hội đã và đang xảy ra cần phải xử lý nhưng chưa được Bộ luật Hình sự quy định (hành vi mua bán nội tạng người, giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi, thành lập hoặc tham gia các băng nhóm tội phạm theo kiểu "xã hội đen"...); (iii) Những vướng mắc, bất cập xuất phát từ nhu cầu hội nhập quốc tế chưa được quy định tại Bộ luật Hình sự: Trách nhiệm hình sự của pháp nhân (Bộ luật Hình sự hiện hành chỉ truy cứu đối với cá nhân người phạm tội, không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân, trong khi thực tiễn nhiều tổ chức, doanh nghiệp vì chạy theo lợi nhuận đã có những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người dân...); một số hành vi nguy hiểm phát sinh trong quá trình hội nhập quốc tế nhưng vẫn chưa được hình sự hóa hoặc chưa được hình sự hóa một cách đầy đủ (hành vi lợi dụng bán hàng đa cấp để chiếm đoạt tiền, tài sản, hành vi mua bán trái phép các bộ phận cơ thể người...).

Việc sửa đổi bổ sung Bộ luật Hình sự năm 1999 là cần thiết để đáp ứng yêu cầu trong nước và yêu cầu hội nhập quốc tế. Tại Diễn đàn, một số vấn đề được các đại biểu quan tâm, đề xuất cho lần sửa đổi này: Hạn chế phạm vi áp dụng hình phạt tử hình; tiếp tục hoàn thiện chính sách hình sự liên quan đến người chưa thành niên phạm tội; nghiên cứu bổ sung quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân.

1. Hạn chế phạm vi áp dụng hình phạt tử hình

Hình phạt tử hình là hình phạt thể hiện tính nghiêm khắc nhất của Bộ luật Hình sự. Việc tuyên thi hành án tử hình đối với bị cáo không cho phép bị cáo có cơ hội sửa chữa sai lầm của mình, đồng thời còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ không thể khắc phục được những sai sót của cơ quan tố tụng khi xét xử oan người vô tội. Vì vậy, nhiều quốc gia trên thế giới đã không áp dụng hình phạt tử hình hoặc không thi hành án tử hình trên thực tế. Để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, trong lần sửa đổi này, Việt Nam sẽ nghiên cứu, sửa đổi bổ sung Bộ luật Hình sự theo hướng hạn chế hình phạt tử hình, chỉ áp dụng đối với những tội đặc biệt nghiêm trọng, đồng thời nghiên cứu khả năng áp dụng chế định hoãn thi hành án tử hình để góp phần giảm việc thi hành án trên thực tế cho phù hợp với điều kiện của nước ta.

2. Tiếp tục hoàn thiện chính sách hình sự liên quan đến người chưa thành niên phạm tội

Việc hoàn thiện chính sách hình sự liên quan đến người chưa thành niên được các đại biểu và các chuyên gia quan tâm. Người chưa thành niên là người chưa ổn định về tâm lý, sinh lý, thiếu kinh nghiệm sống do đó chưa có khả năng đánh giá và nhận thức đúng đắn sự việc. Những người ở độ tuổi hay có những hành động bột phát, cảm tính, có thể có những hành vi rất nguy hiểm. Tuy nhiên, trẻ em là những đối tượng cần được bảo vệ, chỉ áp dụng biện pháp tước quyền tự do đối với những người chưa thành niên khi đây là biện pháp cuối cùng. Về vấn đề này, Bộ luật Hình sự được sửa đổi, bổ sung theo hướng hoàn thiện đảm bảo lợi ích tốt nhất cho các em, hạn chế khả năng áp dụng hình phạt tù, bổ sung chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện để tạo cơ hội cho người chưa thành niên trở về hòa nhập với cộng đồng; nghiên cứu bổ sung quy định về áp dụng biện pháp xử lý hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội. Theo đại biểu Trần Công Phàn - Phó Viện Trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thì cần có Tòa chuyên trách về xét xử những vụ án liên quan đến người chưa thành niên, đội ngũ cán bộ, thẩm phán ở Tòa này phải có kiến thức, hiểu biết một cách đầy đủ về người chưa thành niên. Bên cạnh đó, Viện Kiểm sát, cơ quan điều tra cũng cần có lực lượng chuyên trách vè giải quyết các vụ án liên quan đến người chưa thành niên. Đại biểu đại diện UNICEF cũng cho rằng Chính phủ Việt Nam trong quá trình sửa đổi Bộ luật Hình sự lần này cần ghi nhận các biện pháp hỗ trợ những đối tượng là vị thành niên, các dịch vụ xã hội cũng như con người có hiểu biết về đối tượng này, để đạt được hiệu quả cao trong việc bảo vệ, giúp đỡ, giáo dục người chưa thành niên.

3. Về trách nhiệm hình sự của pháp nhân

Theo bà Zhuldyz Akisheva - Giám đốc quốc gia Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc thì Bộ luật Hình sự hiện hành của Việt Nam chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân người phạm tội, không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân, trong khi đây là nội dung rất quan trọng của pháp luật hình sự nhiều nước trên thế giới. Thực tế ở nước ta đã có nhiều tổ chức kinh tế thực hiện hành vi trái pháp luật có tính chất tội phạm (đầu cơ, trốn thuế, kinh doanh trái phép, buôn lậu, gây ô nhiễm môi trường...) gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, cho nền kinh tế, cho sức khỏe của người dân nhưng chỉ bị xử lý bằng các chế tài hành chính, kinh tế, dân sự không đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa. Vì vậy cần nghiên cứu khả năng bổ sung quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân vào Bộ luật Hình sự.

Phát biểu kết luận tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên đánh giá cao những đóng góp của các vị đại biểu. Diễn đàn đã gợi mở nhiều hướng để những nhà làm luật tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi bổ sung Bộ luật Hình sự lần này, hướng tới hoàn thiện pháp luật về hình sự.

Nguyễn Thị Vinh

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Hoàn thiện chế định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Hoàn thiện chế định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Ngày 05/5/2025, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 194/2025/QH15 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tạo cơ sở pháp lý thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Bài viết nghiên cứu, phân tích về những nội dung cần bổ sung vào chế định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân xã ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Đổi mới tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân xã ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Thời gian qua, Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để thực hiện việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đặc biệt, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đang lấy ý kiến nhân dân để thực hiện các chủ trương của Đảng về việc sắp xếp lại chính quyền địa phương theo mô hình hai cấp, không tổ chức cấp huyện. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đòi hỏi bộ máy hành chính phải được tổ chức khoa học, tinh, gọn, minh bạch, hiệu quả nhằm tạo đà cho đất nước phát triển càng trở lên cấp thiết. Xuất phát từ thực trạng tổ chức, hoạt động của Ủy ban nhân dân xã và đòi hỏi của thực tiễn, bài viết đề xuất một số gợi mở về đổi mới tổ chức, hoạt động của Ủy ban nhân dân xã trong thời gian tới.
Xây dựng chính quyền địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Góc nhìn từ cơ sở

Xây dựng chính quyền địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Góc nhìn từ cơ sở

Trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay, việc tổ chức lại bộ máy chính quyền theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (dự thảo Nghị quyết) là yêu cầu tất yếu. Điều này đòi hỏi phải cải cách toàn diện cả về cấu trúc chiều ngang (sáp nhập địa giới hành chính) và chiều dọc (rút gọn cấp chính quyền trung gian) nhằm mở rộng không gian phát triển, tăng cường tính liên kết giữa trung ương và cơ sở, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân. Bài viết nghiên cứu mô hình tổ chức chính quyền địa phương gắn với địa bàn cụ thể dưới góc nhìn từ cơ sở (Tây Nguyên) để đưa ra những phân tích, nhận định và đề xuất giải pháp cho việc cải cách chính quyền địa phương theo dự thảo Nghị quyết.
So sánh mô hình chính quyền địa phương giữa Cộng hòa Pháp với Việt Nam và kiến nghị hoàn thiện tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam

So sánh mô hình chính quyền địa phương giữa Cộng hòa Pháp với Việt Nam và kiến nghị hoàn thiện tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam

Bài viết phân tích, nghiên cứu thiết chế chính quyền địa phương ở Cộng hòa Pháp và Việt Nam; so sánh một số điểm tương đồng, khác biệt về tổ chức, hoạt động chính quyền địa phương theo hiến pháp của hai nước. Trên cơ sở mô hình tổ chức, hoạt động chính quyền địa phương của Cộng hòa Pháp, bài viết đề xuất một số kiến nghị để Việt Nam nghiên cứu tiếp thu có chọn lọc nhằm xây dựng hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành cuộc “cách mạng” về tinh gọn bộ máy theo các chủ trương, chính sách của Đảng và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo vào xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam - Thực trạng pháp lý và khuyến nghị hoàn thiện

Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo vào xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam - Thực trạng pháp lý và khuyến nghị hoàn thiện

Bài viết tập trung phân tích thực trạng pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam và thực tiễn áp dụng trí tuệ nhân tạo vào xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử. Trên cơ sở nhận diện những khó khăn, vướng mắc, bài viết đề xuất các khuyến nghị để xây dựng khung pháp lý toàn diện, hiệu quả hơn trong việc tích hợp trí tuệ nhân tạo vào công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam trong thời gian tới.

Trách nhiệm hữu hạn trong các loại hình công ty và kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Bài viết phân tích, đánh giá một số khía cạnh pháp lý, kinh tế của chế độ trách nhiệm hữu hạn trong các loại hình công ty, từ đó, đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện về chế độ trách nhiệm hữu hạn trong pháp luật doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam.

Hoàn thiện quy định pháp luật về căn cứ chấm dứt sử dụng di sản dùng vào việc thờ cúng

Bài viết nghiên cứu, phân tích các quy định pháp luật về căn cứ chấm dứt sử dụng di sản dung vào việc thờ cúng qua các thời kỳ và thực tiễn áp dụng pháp luật qua công tác xét xử của Tòa án đối với tranh chấp liên quan đến chấm dứt sử dụng di sản dung vào việc thờ cúng, từ đó, đưa ra một số gợi mở nhằm hoàn thiện chế định này.
Bảo đảm cơ chế giám sát của Hội đồng nhân dân đối với các cơ quan tư pháp ở địa phương

Bảo đảm cơ chế giám sát của Hội đồng nhân dân đối với các cơ quan tư pháp ở địa phương

Sau hơn 11 năm triển khai thi hành, Hiến pháp năm 2013 đã tạo cơ sở hiến định quan trọng cho việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị. Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay, việc thực hiện các quy định của Hiến pháp và pháp luật liên quan đến Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và chính quyền địa phương vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện nhằm để đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Ngày 05/5/2025, Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Việc lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết và tạo sự đồng thuận, thống nhất cao của toàn dân trong việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, bảo đảm Hiến pháp phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng của Nhân dân.
Bảo đảm trách nhiệm và cơ chế giải trình khi tiến hành sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Bảo đảm trách nhiệm và cơ chế giải trình khi tiến hành sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 là một sự kiện chính trị và pháp lý trọng đại, dù ở phạm vi, quy mô nào cũng là một công việc rất hệ trọng, thiêng liêng. Do vậy, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải được tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, hiệu quả với sự tham gia tích cực, đồng bộ của các cơ quan, tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học và toàn thể Nhân dân theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính  – bổ sung nhiều quy định mới

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính – bổ sung nhiều quy định mới

Trên cơ sở phát biểu đề dẫn của đồng chí Trương Thế Côn, Tổng Biên tập Tạp chí Dân chủ và pháp luật, phát biểu của đồng chí Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính về sự cần thiết, quá trình soạn thảo và định hướng xây dựng Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm pháp luật hành chính, Hội thảo khoa học “Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi pham hành chính” đã tiếp nhận được gần 20 ý kiến phát biểu và hơn 10 bài nghiên cứu chuyên sâu. Các bài viết và ý kiến phát biểu tại Hội thảo sẽ được Tạp chí Dân chủ và Pháp luật và Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính tổng hợp, xem xét để gửi tới cá nhân, cơ quan có thẩm quyền tham khảo trong quá trình xây dựng, quyết định chính sách.
Bản so sánh các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với quy định hiện hành của Hiến pháp

Bản so sánh các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với quy định hiện hành của Hiến pháp

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu toàn văn Bản so sánh các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với quy định hiện hành của Hiến pháp.
Dự thảo Nghị quyết Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp  nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

Dự thảo Nghị quyết Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu toàn văn dự thảo Nghị quyết Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV - xem xét, quyết định 54 nội dung về công tác lập hiến, lập pháp

Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV - xem xét, quyết định 54 nội dung về công tác lập hiến, lập pháp

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc sáng ngày 05/5/2025. Đây là Kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn Cách mạng mới của nước ta, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.

Bàn về các xu hướng phát triển của pháp luật Việt Nam trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Các xu hướng phát triển pháp luật là biểu hiện các quy luật phát triển pháp luật có ý nghĩa phương pháp luận, lý luận và thực tiễn quan trọng, gắn liền với việc xây dựng chiến lược phát triển pháp luật ở nước ta; các xu hướng phát triển pháp luật chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Bài viết nghiên cứu, tìm hiểu các xu hướng phát triển pháp luật Việt Nam trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Theo dõi chúng tôi trên:

mega story

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm