Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách và văn bản về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, mà một trong những văn bản tạo ra bước ngoặt tạo chuyển biến căn bản trong giai đoạn hiện nay chính là Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân (Chỉ thị số 32-CT/TW). Qua đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, có thể nhận định những thành tựu và tồn tại hạn chế của công tác này như sau:
1. Thành tựu đạt được và tồn tại, hạn chế
Từ khi có Chỉ thị số 32-CT/TW, nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng về vai trò, tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được quan tâm, triển khai một cách sâu rộng, xác định rõ hơn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong toàn hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở. Với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội và Chính phủ, với vai trò đầu mối là ngành tư pháp, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã có những chuyển biến rõ nét, mà điểm rõ nét nhất chính là các hệ thống chính trị đã vào cuộc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật rộng khắp các vùng miền, thường xuyên, liên tục trong đời sống xã hội; người dân dần có ý thức tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật của cán bộ, người dân từng bước được nâng lên; tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Thành tựu đạt được trong triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, Thông báo số 74-TB/TW, Kết luận số 04-KL/TW gắn với việc tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật:
Thứ nhất, thể chế, chính sách về tổ chức và hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật được hoàn thiện
Thể chế, chính sách về phổ biến, giáo dục pháp luật cơ bản được hoàn thiện theo sát tinh thần Chỉ thị số 32-CT/TW và các thông báo, kết luận của Ban Bí thư, Bộ Chính trị về phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo cơ sở cho hệ thống pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật được hình thành thống nhất từ Luật đến nghị định, thông tư và các văn bản quy phạm pháp luật của trung ương và địa phương, trong đó không thể thiếu là hệ thống Quy chế phối hợp giữa các cấp, các ngành về phổ biến, giáo dục pháp luật được ban hành - cơ sở pháp lý quan trọng để lãnh đạo các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị quan tâm, đầu tư nhân lực, kinh phí và cơ sở vật chất, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Việc triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật đã có điều kiện thuận lợi lớn về chủ trương, cơ sở pháp lý và nguồn lực cho các bộ, ngành, địa phương triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng trọng tâm, trọng điểm. Đồng thời, cũng là giải pháp để cụ thể hóa các quy định, trách nhiệm của các cấp, các ngành được quy định trong Chỉ thị 32-CT/TW và Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật.
Thứ hai, điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và ngân sách đã tăng lên và bảo đảm cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp
Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp và các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương đã được bổ sung, hoàn chỉnh về cơ cấu, thành phần đáp ứng khá tốt các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật theo yêu cầu của Chỉ thị số 32-CT/TW và các văn bản liên quan, qua khẳng định vị trí, vai trò tư vấn, tham mưu giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoàn thành các nhiệm vụ được giao về hoàn thiện thể chế, chính sách, định hướng chủ đề, nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cần chú trọng thực hiện.
Số lượng, chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được từng bước cải thiện, góp phần triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đồng bộ, thường xuyên, hiệu quả trên toàn quốc. Các điều kiện bảo đảm triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và công tác xã hội hóa hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đã được quan tâm, chú trọng, góp phần gia tăng hiệu quả thúc đẩy sự phát triển ổn định, bền vững của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Thứ ba, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật được mở rộng, đổi mới và gắn kết với hoạt động sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của từng đối tượng, từng vùng miền
Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật đã phù hợp hơn với đối tượng, địa bàn và lựa chọn các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đối tượng, địa bàn. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng đi vào chiều sâu, đáp ứng một cách thực chất hơn nhu cầu thực tiễn của xã hội và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật luôn được đổi mới, sáng tạo phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể, phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội (như là công nghệ thông tin, mạng xã hội…); nhiều hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật được áp dụng mang lại hiệu quả thiết thực[1], góp phần nâng cao nhận thức pháp luật của công chức, người dân, doanh nghiệp. Hệ thống pháp luật
Thứ tư, ý thức chấp hành pháp luật của công chức, người dân được tăng lên rõ rệt
Đây chính là kết quả nổi bật của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Nhà nước ta trong hơn 74 năm xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa và trong 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW: “Trình độ, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân ở nhiều cơ quan, tổ chức và địa phương được nâng lên một bước; các hành vi vi phạm pháp luật giảm dần”[2]; “ý thức về quyền và nghĩa vụ công dân, năng lực làm chủ, tham gia quản lý xã hội của nhân dân, ý thức về dân chủ trong xã hội được nâng lên”[3]. Về cơ bản, các vấn đề xã hội đã được pháp luật quy định đều được thực hiện nghiêm chỉnh. Bên cạnh việc tuân thủ pháp luật, người dân đã có ý thức tham gia vào hoạt động đấu tranh chống lại các hành vi tiêu cực, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn và phát triển xã hội. Những kết quả này đã góp phần vào thành tựu chung về phát triển kinh tế - xã hội, sự ổn định đất nước ngay cả trong giai đoạn hiện nay thế giới có nhiều bất ổn, được thế giới thừa nhận[4].
Thứ năm, thu hẹp khoảng cách nhận thức pháp luật của người dân giữa các vùng miền, tầng lớp
Cùng với sự nghiệp xây dựng cơ bản hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và phát triển thành công nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc thực hiện liên tục các chương trình, đề án phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, các đối tượng có điều kiện khó khăn, đối tượng yếu thế… đã góp phần chuyển biến trong ý thức pháp luật của các đối tượng này. Nhiều hủ tục tồn tại trong nhiều đời trước đây đã được xóa bỏ (hoặc dần được xóa bỏ) để thay thế bằng những nét văn hóa văn minh, tiến bộ có tính phổ quát rộng lớn phù hợp với cộng đồng và được pháp luật thừa nhận, khuyến khích thực hiện. Thành tựu này đã đi đúng hướng chỉ đạo của trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng ta về xây dựng con người mới, tạo điều kiện phát triển toàn diện người Việt Nam trên khắp vùng miền của Tổ quốc.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, kết quả tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW đã nhận diện ra những tồn tại, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của việc triển khai thực hiện Chỉ thị trong thời gian qua, trong đó có những vấn đề chủ yếu tuy đã có chuyển biến nhưng chưa thực sự khắc phục được như yêu cầu tại Kết luận số 04-KL/TW năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng như là: Nhận thức, chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa đúng mức; cơ chế phối hợp trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật chưa chặt chẽ, đặc biệt là vai trò chưa rõ nét của Hội đồng/thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp đối với cơ quan, địa phương mình công tác, phụ trách; chất lượng, hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa đồng đều; việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân có nơi, có lúc chưa được thực hiện thường xuyên, còn mang tính hình thức…
Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2018 (The global Competitiveness Report 2018) được phát hành ngày 16/10/2018 của WEF[5] đã đánh giá chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật (chỉ số B1) của Việt Nam được chấm đạt giá trị 3.1 trên thang điểm 1-7, tương ứng với điểm 34.6 trên thang điểm 0-100, đứng thứ 96/140 nước - Đây là điểm số và thứ hạng thấp nhất trong khu vực ASEAN, theo đó, Việt Nam đứng thứ 09 trong tổng số 09 nước ASEAN được WEF khảo sát về chỉ số B1. Trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật, chỉ số B1 (năm 2018) nêu trên cho thấy nhận thức pháp luật của cả đội ngũ công chức và người dân/doanh nghiệp Việt Nam chưa cao, ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ số thành phần như là Chi phí rủi ro pháp lý (nếu có), Chi phí không chính thức… Từ đó có thể thấy, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn khoảng cách khá xa so với tình hình thi hành pháp luật trên nhiều lĩnh vực. Điều này cho thấy công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn còn chậm một bước so với sự phát triển của xã hội, cần được làm rõ nguyên nhân và có sách lược cho giai đoạn tiếp theo.
2. Bài học kinh nghiệm
2.1. Phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng nên cần phải sử dụng các công cụ phương tiện của Nhà nước và xã hội, với lực lượng nòng cốt là Ngành Tư pháp.
2.2. Phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, do đó, cần gắn kết, lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật vào các hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng, từ đó có các biện pháp tuyên truyền và phổ biến thực sự hiệu quả, phong phú, hiện đại sao cho đúng trọng tâm, trọng điểm, địa bàn, đối tượng gắn với giáo dục đào tạo cùng sự tham gia của thành phần với kế hoạch cụ thể của từng ngành, từng lĩnh vực như Tòa án, Kiểm sát, Hội Luật gia, Liên đoàn Luật sư, các đoàn thể chính trị - xã hội để nhân dân nhận thức rõ hơn trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền, bác bỏ các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch và phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, phù hợp với lòng dân để ban hành chính sách, pháp luật.
2.3. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có tính chiến lược lâu dài, phải xem xét trong cả một giai đoạn và nhiều thế hệ. Cần có sách lược phổ biến, giáo dục pháp luật cho từng thế hệ theo sự tiếp nối, ảnh hưởng liên tục giữa các thế hệ, đặc biệt là những thế hệ 30 - 40 tuổi và thế hệ thanh thiếu niên, như một lời ca “Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay”[6].
2.4. Phổ biến, giáo dục pháp luật phải gắn với xu hướng vận động của xã hội, giải quyết những yêu cầu về nhận thức xã hội. Phổ biến, giáo dục pháp luật phải gắn với yêu cầu thi hành pháp luật, xem đây là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật.
3. Một số yêu cầu đặt ra để đổi mới nội dung các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật
Sau hơn 30 năm xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó với hơn 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, kinh tế - xã hội nước ta đã có những bước tiến vượt bậc, nhu cầu thông tin, công nghệ tiếp cận thông tin của người dân đã có những thay đổi lớn so với trước đây. Trên cơ sở tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW với 04 nội dung cơ bản về: (i) Nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; (ii) Thực hiện đầy đủ các thể chế, chính sách về phổ biến, giáo dục pháp luật hiện hành; (iii) Đổi mới tổ chức, hoạt động của cơ quan, đơn vị tham mưu, thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật; (iv) Triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật toàn diện, rộng khắp, hướng mạnh về cơ sở, gắn với việc xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW và Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, các tác giả đề xuất một số nội dung yêu cầu đổi mới nội dung các hoạt động tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật trong thời gian tới để bảo đảm thực hiện tốt các văn bản trên như sau:
Thứ nhất, chú trọng đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật theo nguyên tắc “Nâng cao ý thức pháp luật thế hệ, tạo chuyển biến hành vi rõ rệt”:
- Đối với thế hệ, cần có chiến lược phổ biến, giáo dục pháp luật có tính định hướng tư tưởng tuân thủ pháp luật, các tấm gương pháp luật vừa xảy ra (thiết thực), những vấn đề đang nóng trong dư luận xã hội. “Đổi mới nội dung, phương thức giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng, truyền thống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, xây dựng đạo đức, lối sống lành mạnh, ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật cho thế hệ trẻ”[7].
- Để khắc phục tính hình thức, đại trà nhưng kém hiệu quả, hằng năm, Chính phủ, các bộ, ngành chỉ nên đặt ra một số nội dung pháp luật cần phổ biến, nhất là những “vấn đề nóng” gắn với ý thức cộng đồng, vấn đề căn bản liên quan đến sự phát triển kinh tế - xã hội; đánh giá rút kinh nghiệm để xác định có triển khai tiếp hay chuyển sang vấn đề mới. Nhận thức là một quá trình, như mưa dầm thấm lâu, không thể một sớm, một chiều hay chỉ qua một vài lần tuyên truyền, phổ biến. Do đó, chiều sâu của phổ biến, giáo dục pháp luật cần gắn với số lượng, tần suất tuyên truyền, phổ biến trong một thời gian cụ thể, tránh việc tuyên truyền cùng lúc nhiều vấn đề gây ra sự lãng quên, kém hiệu quả mà chi phí lại cao.
- Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật không tràn lan, rộng khắp mà đi vào thực chất, hướng đến những đối tượng cần tìm hiểu, từ đó, cần xác định loại hình phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với những nhóm đối tượng cụ thể.
Thứ hai, gắn kết tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật và đánh giá kết quả phổ biến, giáo dục pháp luật với hoạt động, kết quả thi hành pháp luật. Những hạn chế lớn có ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội trong thi hành pháp luật của năm trước, nhiệm kỳ trước phải được chú ý sắp xếp trong kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của năm sau, nhiệm kỳ sau.
Từ đó, phạm vi, tần suất phổ biến, giáo dục pháp luật cũng khác nhau theo địa bàn, tầng lớp dân cư căn cứ theo kết quả đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật. Trên cơ sở đó, việc phân bổ ngân sách, kinh phí cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật theo lĩnh vực tại địa bàn, tầng lớp dân cư cần phải là căn cứ quan trọng được ưu tiên.
Thứ ba, thực hiện nội dung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật, đồng thời với việc phát triển Cổng thông tin điện tử độc lập về phổ biến, giáo dục pháp luật, cần chú trọng phát triển các trang thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật ngoài nhà nước để đăng tải đầy đủ, kịp thời các nội dung thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Trong đó, giải quyết tốt hơn việc tiếp cận thông tin pháp luật chính thống thường ít hơn thông tin của tổ chức, cá nhân khác khi người dân có nhu cầu tìm hiểu thông tin.
Thứ tư, bên cạnh hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong nước, cần mở rộng thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài, bảo đảm đầy đủ quyền được thông tin của người Việt Nam ở nước ngoài và bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ cộng đồng người Việt Nam trên toàn thế giới.
Thứ năm, tăng cường xã hội hóa hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, yêu cầu nâng cao hơn nữa vai trò phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với nghề luật đối với các chức danh luật sư, trợ giúp viên pháp lý, báo cáo viên pháp luật, hòa giải viên… trong quá trình hành nghề cũng như tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật tự nguyện. Nâng cao trách nhiệm nêu gương tuân thủ pháp luật của cán bộ, công chức, đảng viên trong xã hội cũng là một trong những yêu cầu cơ bản được Đảng và Nhà nước ta đề ra và cần được quán triệt thực hiện tốt hơn trong thời gian tới./.
1. Thành tựu đạt được và tồn tại, hạn chế
Từ khi có Chỉ thị số 32-CT/TW, nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng về vai trò, tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được quan tâm, triển khai một cách sâu rộng, xác định rõ hơn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong toàn hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở. Với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội và Chính phủ, với vai trò đầu mối là ngành tư pháp, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã có những chuyển biến rõ nét, mà điểm rõ nét nhất chính là các hệ thống chính trị đã vào cuộc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật rộng khắp các vùng miền, thường xuyên, liên tục trong đời sống xã hội; người dân dần có ý thức tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật của cán bộ, người dân từng bước được nâng lên; tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Thành tựu đạt được trong triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, Thông báo số 74-TB/TW, Kết luận số 04-KL/TW gắn với việc tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật:
Thứ nhất, thể chế, chính sách về tổ chức và hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật được hoàn thiện
Thể chế, chính sách về phổ biến, giáo dục pháp luật cơ bản được hoàn thiện theo sát tinh thần Chỉ thị số 32-CT/TW và các thông báo, kết luận của Ban Bí thư, Bộ Chính trị về phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo cơ sở cho hệ thống pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật được hình thành thống nhất từ Luật đến nghị định, thông tư và các văn bản quy phạm pháp luật của trung ương và địa phương, trong đó không thể thiếu là hệ thống Quy chế phối hợp giữa các cấp, các ngành về phổ biến, giáo dục pháp luật được ban hành - cơ sở pháp lý quan trọng để lãnh đạo các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị quan tâm, đầu tư nhân lực, kinh phí và cơ sở vật chất, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Việc triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật đã có điều kiện thuận lợi lớn về chủ trương, cơ sở pháp lý và nguồn lực cho các bộ, ngành, địa phương triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng trọng tâm, trọng điểm. Đồng thời, cũng là giải pháp để cụ thể hóa các quy định, trách nhiệm của các cấp, các ngành được quy định trong Chỉ thị 32-CT/TW và Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật.
Thứ hai, điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và ngân sách đã tăng lên và bảo đảm cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp
Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp và các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương đã được bổ sung, hoàn chỉnh về cơ cấu, thành phần đáp ứng khá tốt các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật theo yêu cầu của Chỉ thị số 32-CT/TW và các văn bản liên quan, qua khẳng định vị trí, vai trò tư vấn, tham mưu giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoàn thành các nhiệm vụ được giao về hoàn thiện thể chế, chính sách, định hướng chủ đề, nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cần chú trọng thực hiện.
Số lượng, chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được từng bước cải thiện, góp phần triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đồng bộ, thường xuyên, hiệu quả trên toàn quốc. Các điều kiện bảo đảm triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và công tác xã hội hóa hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đã được quan tâm, chú trọng, góp phần gia tăng hiệu quả thúc đẩy sự phát triển ổn định, bền vững của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Thứ ba, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật được mở rộng, đổi mới và gắn kết với hoạt động sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của từng đối tượng, từng vùng miền
Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật đã phù hợp hơn với đối tượng, địa bàn và lựa chọn các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đối tượng, địa bàn. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng đi vào chiều sâu, đáp ứng một cách thực chất hơn nhu cầu thực tiễn của xã hội và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật luôn được đổi mới, sáng tạo phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể, phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội (như là công nghệ thông tin, mạng xã hội…); nhiều hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật được áp dụng mang lại hiệu quả thiết thực[1], góp phần nâng cao nhận thức pháp luật của công chức, người dân, doanh nghiệp. Hệ thống pháp luật
Thứ tư, ý thức chấp hành pháp luật của công chức, người dân được tăng lên rõ rệt
Đây chính là kết quả nổi bật của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Nhà nước ta trong hơn 74 năm xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa và trong 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW: “Trình độ, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân ở nhiều cơ quan, tổ chức và địa phương được nâng lên một bước; các hành vi vi phạm pháp luật giảm dần”[2]; “ý thức về quyền và nghĩa vụ công dân, năng lực làm chủ, tham gia quản lý xã hội của nhân dân, ý thức về dân chủ trong xã hội được nâng lên”[3]. Về cơ bản, các vấn đề xã hội đã được pháp luật quy định đều được thực hiện nghiêm chỉnh. Bên cạnh việc tuân thủ pháp luật, người dân đã có ý thức tham gia vào hoạt động đấu tranh chống lại các hành vi tiêu cực, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn và phát triển xã hội. Những kết quả này đã góp phần vào thành tựu chung về phát triển kinh tế - xã hội, sự ổn định đất nước ngay cả trong giai đoạn hiện nay thế giới có nhiều bất ổn, được thế giới thừa nhận[4].
Thứ năm, thu hẹp khoảng cách nhận thức pháp luật của người dân giữa các vùng miền, tầng lớp
Cùng với sự nghiệp xây dựng cơ bản hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và phát triển thành công nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc thực hiện liên tục các chương trình, đề án phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, các đối tượng có điều kiện khó khăn, đối tượng yếu thế… đã góp phần chuyển biến trong ý thức pháp luật của các đối tượng này. Nhiều hủ tục tồn tại trong nhiều đời trước đây đã được xóa bỏ (hoặc dần được xóa bỏ) để thay thế bằng những nét văn hóa văn minh, tiến bộ có tính phổ quát rộng lớn phù hợp với cộng đồng và được pháp luật thừa nhận, khuyến khích thực hiện. Thành tựu này đã đi đúng hướng chỉ đạo của trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng ta về xây dựng con người mới, tạo điều kiện phát triển toàn diện người Việt Nam trên khắp vùng miền của Tổ quốc.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, kết quả tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW đã nhận diện ra những tồn tại, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của việc triển khai thực hiện Chỉ thị trong thời gian qua, trong đó có những vấn đề chủ yếu tuy đã có chuyển biến nhưng chưa thực sự khắc phục được như yêu cầu tại Kết luận số 04-KL/TW năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng như là: Nhận thức, chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa đúng mức; cơ chế phối hợp trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật chưa chặt chẽ, đặc biệt là vai trò chưa rõ nét của Hội đồng/thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp đối với cơ quan, địa phương mình công tác, phụ trách; chất lượng, hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa đồng đều; việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân có nơi, có lúc chưa được thực hiện thường xuyên, còn mang tính hình thức…
Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2018 (The global Competitiveness Report 2018) được phát hành ngày 16/10/2018 của WEF[5] đã đánh giá chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật (chỉ số B1) của Việt Nam được chấm đạt giá trị 3.1 trên thang điểm 1-7, tương ứng với điểm 34.6 trên thang điểm 0-100, đứng thứ 96/140 nước - Đây là điểm số và thứ hạng thấp nhất trong khu vực ASEAN, theo đó, Việt Nam đứng thứ 09 trong tổng số 09 nước ASEAN được WEF khảo sát về chỉ số B1. Trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật, chỉ số B1 (năm 2018) nêu trên cho thấy nhận thức pháp luật của cả đội ngũ công chức và người dân/doanh nghiệp Việt Nam chưa cao, ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ số thành phần như là Chi phí rủi ro pháp lý (nếu có), Chi phí không chính thức… Từ đó có thể thấy, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn khoảng cách khá xa so với tình hình thi hành pháp luật trên nhiều lĩnh vực. Điều này cho thấy công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn còn chậm một bước so với sự phát triển của xã hội, cần được làm rõ nguyên nhân và có sách lược cho giai đoạn tiếp theo.
2. Bài học kinh nghiệm
2.1. Phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng nên cần phải sử dụng các công cụ phương tiện của Nhà nước và xã hội, với lực lượng nòng cốt là Ngành Tư pháp.
2.2. Phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, do đó, cần gắn kết, lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật vào các hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng, từ đó có các biện pháp tuyên truyền và phổ biến thực sự hiệu quả, phong phú, hiện đại sao cho đúng trọng tâm, trọng điểm, địa bàn, đối tượng gắn với giáo dục đào tạo cùng sự tham gia của thành phần với kế hoạch cụ thể của từng ngành, từng lĩnh vực như Tòa án, Kiểm sát, Hội Luật gia, Liên đoàn Luật sư, các đoàn thể chính trị - xã hội để nhân dân nhận thức rõ hơn trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền, bác bỏ các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch và phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, phù hợp với lòng dân để ban hành chính sách, pháp luật.
2.3. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có tính chiến lược lâu dài, phải xem xét trong cả một giai đoạn và nhiều thế hệ. Cần có sách lược phổ biến, giáo dục pháp luật cho từng thế hệ theo sự tiếp nối, ảnh hưởng liên tục giữa các thế hệ, đặc biệt là những thế hệ 30 - 40 tuổi và thế hệ thanh thiếu niên, như một lời ca “Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay”[6].
2.4. Phổ biến, giáo dục pháp luật phải gắn với xu hướng vận động của xã hội, giải quyết những yêu cầu về nhận thức xã hội. Phổ biến, giáo dục pháp luật phải gắn với yêu cầu thi hành pháp luật, xem đây là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật.
3. Một số yêu cầu đặt ra để đổi mới nội dung các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật
Sau hơn 30 năm xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó với hơn 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, kinh tế - xã hội nước ta đã có những bước tiến vượt bậc, nhu cầu thông tin, công nghệ tiếp cận thông tin của người dân đã có những thay đổi lớn so với trước đây. Trên cơ sở tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW với 04 nội dung cơ bản về: (i) Nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; (ii) Thực hiện đầy đủ các thể chế, chính sách về phổ biến, giáo dục pháp luật hiện hành; (iii) Đổi mới tổ chức, hoạt động của cơ quan, đơn vị tham mưu, thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật; (iv) Triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật toàn diện, rộng khắp, hướng mạnh về cơ sở, gắn với việc xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW và Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, các tác giả đề xuất một số nội dung yêu cầu đổi mới nội dung các hoạt động tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật trong thời gian tới để bảo đảm thực hiện tốt các văn bản trên như sau:
Thứ nhất, chú trọng đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật theo nguyên tắc “Nâng cao ý thức pháp luật thế hệ, tạo chuyển biến hành vi rõ rệt”:
- Đối với thế hệ, cần có chiến lược phổ biến, giáo dục pháp luật có tính định hướng tư tưởng tuân thủ pháp luật, các tấm gương pháp luật vừa xảy ra (thiết thực), những vấn đề đang nóng trong dư luận xã hội. “Đổi mới nội dung, phương thức giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng, truyền thống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, xây dựng đạo đức, lối sống lành mạnh, ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật cho thế hệ trẻ”[7].
- Để khắc phục tính hình thức, đại trà nhưng kém hiệu quả, hằng năm, Chính phủ, các bộ, ngành chỉ nên đặt ra một số nội dung pháp luật cần phổ biến, nhất là những “vấn đề nóng” gắn với ý thức cộng đồng, vấn đề căn bản liên quan đến sự phát triển kinh tế - xã hội; đánh giá rút kinh nghiệm để xác định có triển khai tiếp hay chuyển sang vấn đề mới. Nhận thức là một quá trình, như mưa dầm thấm lâu, không thể một sớm, một chiều hay chỉ qua một vài lần tuyên truyền, phổ biến. Do đó, chiều sâu của phổ biến, giáo dục pháp luật cần gắn với số lượng, tần suất tuyên truyền, phổ biến trong một thời gian cụ thể, tránh việc tuyên truyền cùng lúc nhiều vấn đề gây ra sự lãng quên, kém hiệu quả mà chi phí lại cao.
- Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật không tràn lan, rộng khắp mà đi vào thực chất, hướng đến những đối tượng cần tìm hiểu, từ đó, cần xác định loại hình phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với những nhóm đối tượng cụ thể.
Thứ hai, gắn kết tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật và đánh giá kết quả phổ biến, giáo dục pháp luật với hoạt động, kết quả thi hành pháp luật. Những hạn chế lớn có ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội trong thi hành pháp luật của năm trước, nhiệm kỳ trước phải được chú ý sắp xếp trong kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của năm sau, nhiệm kỳ sau.
Từ đó, phạm vi, tần suất phổ biến, giáo dục pháp luật cũng khác nhau theo địa bàn, tầng lớp dân cư căn cứ theo kết quả đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật. Trên cơ sở đó, việc phân bổ ngân sách, kinh phí cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật theo lĩnh vực tại địa bàn, tầng lớp dân cư cần phải là căn cứ quan trọng được ưu tiên.
Thứ ba, thực hiện nội dung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật, đồng thời với việc phát triển Cổng thông tin điện tử độc lập về phổ biến, giáo dục pháp luật, cần chú trọng phát triển các trang thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật ngoài nhà nước để đăng tải đầy đủ, kịp thời các nội dung thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Trong đó, giải quyết tốt hơn việc tiếp cận thông tin pháp luật chính thống thường ít hơn thông tin của tổ chức, cá nhân khác khi người dân có nhu cầu tìm hiểu thông tin.
Thứ tư, bên cạnh hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong nước, cần mở rộng thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài, bảo đảm đầy đủ quyền được thông tin của người Việt Nam ở nước ngoài và bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ cộng đồng người Việt Nam trên toàn thế giới.
Thứ năm, tăng cường xã hội hóa hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, yêu cầu nâng cao hơn nữa vai trò phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với nghề luật đối với các chức danh luật sư, trợ giúp viên pháp lý, báo cáo viên pháp luật, hòa giải viên… trong quá trình hành nghề cũng như tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật tự nguyện. Nâng cao trách nhiệm nêu gương tuân thủ pháp luật của cán bộ, công chức, đảng viên trong xã hội cũng là một trong những yêu cầu cơ bản được Đảng và Nhà nước ta đề ra và cần được quán triệt thực hiện tốt hơn trong thời gian tới./.
ThS. Đồng Ngọc Dám
Học viện Chính trị khu vực I
Học viện Chính trị khu vực I
[1] Như tuyên truyền, PBGDPL trực tiếp; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở; thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; biên soạn, phát hành tài liệu pháp luật; hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường; trợ giúp pháp lý; sinh hoạt câu lạc bộ; hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, mô hình tự quản, ra quân diễu hành, hòm thư tố giác tội phạm… Trong đó, nổi bật là một số hình thức: Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật; PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng, ứng dụng công nghệ thông tin trong PBGDPL; Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật; PBGDPL thông qua hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở; PBGDPL thông qua câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở; PBGDPL thông qua hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường; đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù…
[2] Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.
[3] Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, tr. 103.
[4] Theo Báo cáo toàn cầu HSBC's Expat 2019 do Ngân hàng HSBC công bố, Việt Nam trở thành 1 trong 10 điểm đến tốt nhất cho người nước ngoài sống và làm việc (nguồn: http://cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-thoi-su/ Viet-Nam-lot-top-10-quoc-gia-dang-song-va-lam-viec-nhat-the-gioi-551986/, ngày 05/07/2019); Tạp chí US News & World Report vừa xếp hạng Việt Nam đứng thứ 8 trong số 20 quốc gia top đầu có nền kinh tế tốt nhất để đầu tư (nguồn: http://ubkttw.vn/tin-tuc-thoi-su/-/asset_publisher/bHGXXiPdpxRC/content/ hop-bao-chinh-phu-thuong-ky-thang-9-2019, ngày 02/10/2019).
[5] World Economic Forum (2018), “The Global Competitiveness Report 2018”, nguồn: https://www.weforum.org/reports/the-global-competitveness-report-2018, trang 119, 135, 283, 335, 371, 463, 511, 555, 599.
[6] Trích lời trong Bài hát “Hát về cây lúa hôm nay” của nhạc sĩ Hoàng Vân.
[7] Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, tr. 98-99.