Quá trình đổi mới và phát triển của Việt Nam trong hơn 35 năm đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực nhưng cũng có nhiều khó khăn, thách thức và tiềm ẩn rủi ro. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã, đang và sẽ là mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu, cần đáp ứng những tiêu chuẩn, tuân thủ các quy định về trách nhiệm trong chuỗi cung ứng, chẳng hạn trách nhiệm xã hội, trách nhiệm đối với người lao động, bảo vệ môi trường trong kinh doanh - đây là trách nhiệm chính của doanh nghiệp, tuy nhiên, Nhà nước và xã hội cũng có trách nhiệm để thúc đẩy và bảo đảm tuân thủ. Trong bối cảnh đó, việc thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm được coi là chìa khóa để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, uy tín của doanh nghiệp và cả quốc gia; giảm thiểu các rủi ro, nhất là rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp cũng như quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng; tạo lập sự nhất quán, đồng bộ trong hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến doanh nghiệp. Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm và tăng trưởng, ngày 14/7/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 843/QĐ-TTg ban hành Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm giai đoạn 2023 - 2027.
Để tìm hiểu rõ hơn về quá trình xây dựng, nội dung và việc tổ chức thực hiện Chương trình này, kính mời độc giả đọc bài viết “Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023 - 2027”, trong ấn phẩm 200 trang “Hoàn thiện chính sách và pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam”, xuất bản năm 2024.
Chi tiết bài viết tại file đính kèm: