Thứ sáu 13/06/2025 07:41
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với việc thu hồi đất để xây dựng các khu đô thị mới và chỉnh trang đô thị ở Việt Nam hiện nay

Tóm tắt: Bài viết này khái quát các dự án xây dựng khu đô thị mới, dự án chỉnh trang đô thị, bản chất của việc thu hồi đất trong các dự án xây dựng khu đô thị mới, chỉnh trang đô thị và sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật đối với việc thu hồi đất để xây dựng các khu đô thị mới và chỉnh trang đô thị

Abstract: This paper bings out the generalization of new urban areas building projects, new urban renewal projects, the nature of land recovery in new urban areas building projects, new urban renewal projects and the need of legal regulating land recovery for new urban areas building, new urban renewal.

1. Khái quát về việc thu hồi đất để xây dựng các khu đô thị mới và thực hiện chỉnh trang đô thị

Trong những năm qua ở Việt Nam, quá trình đô thị hóa mạnh mẽ tại các đô thị lớn đang tạo hiệu ứng thúc đẩy đô thị hóa nhanh, lan tỏa diện rộng trên phạm vi các tỉnh, các vùng và cả nước. Nhiều đô thị mới, khu đô thị mới được hình thành, phát triển; nhiều đô thị cũ được cải tạo, nâng cấp hạ tầng cơ sở: Đường xá, điện nước, cơ sở giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường… Các đô thị Việt Nam đang nỗ lực phát triển, nâng tầm cao với kiến trúc hiện đại.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, dự án khu đô thị mới là dự án đầu tư xây dựng một đô thị đồng bộ có hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khu dân cư và các công trình dịch vụ khác được phát triển nối tiếp đô thị hiện có hoặc hình thành khu đô thị mới trên khu đất được chuyển đổi từ các loại đất khác thành đất xây dựng đô thị, có ranh giới và chức năng được xác định phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, khu đô thị mới có địa giới hành chính thuộc địa giới cấp tỉnh. Dự án đầu tư khu đô thị mới được lập có quy mô chiếm từ 50 ha đất trở lên. Trường hợp diện tích đất để dành cho dự án nằm trong quy hoạch đất đô thị nhưng bị hạn chế bởi các dự án khác hoặc bởi khu đô thị đang tồn tại thì cho phép lập dự án khu đô thị mới có quy mô dưới 50 ha nhưng không được nhỏ hơn 20 ha. Đối với dự án khu đô thị mới có quy mô chiếm từ 50 ha đất trở lên, quy hoạch xây dựng đô thị phải được phân chia thành các khu vực có quy mô và chức năng thuận lợi cho việc phát triển các dự án khu đô thị mới, trong đó, có dành tỷ lệ diện tích để xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp và đối tượng chính sách tại các khu vực dân cư. Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phải được quy hoạch và xây dựng đồng bộ, đáp ứng kế hoạch phát triển của các dự án khu đô thị mới. Cao độ mặt bằng các khu đô thị mới được khống chế nhằm bảo đảm hướng thoát nước theo quy hoạch chung đô thị. Việc lập và quản lý quy hoạch chi tiết xây dựng khu đô thị mới phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị đã được phê duyệt. Quy hoạch chi tiết phải đảm bảo đồng bộ hệ thống các công trình hạ tầng, đáp ứng công suất vận hành, liên thông các trục đường giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc trong toàn khu đô thị mới và với đô thị đã có. Chủ đầu tư dự án khu đô thị mới tổ chức lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 của dự án khu đô thị mới, bảo đảm phù hợp với quy hoạch xây dựng của địa phương và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt1. Khi Nhà nước điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị phải đảm bảo hạn chế tới mức thấp nhất việc gây tác động xấu đến các dự án khu đô thị mới đang được thực hiện và phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do sự thay đổi quy hoạch gây ra đối với dự án.

Bên cạnh việc phát triển các khu đô thị mới, nhiều đô thị cũ cũng được cải tạo chỉnh trang nhằm góp phần không nhỏ vào sự thay đổi bộ mặt của các đô thị. Dự án cải tạo chỉnh trang khu đô thị là dự án cải tạo, nâng cấp mặt ngoài hoặc kết cấu các công trình trong khu vực đô thị hiện hữu, nhưng không làm thay đổi quá 10% các chỉ tiêu sử dụng đất của khu vực[2]. Mục tiêu của chỉnh trang và phát triển đô thị chính là tổ chức lại cuộc sống của dân cư, cải thiện điều kiện sống, tăng mức độ tiếp cận của người dân với các dịch vụ công, tạo môi trường sống tốt hơn, hợp lý, hài hòa với không gian kiến trúc, cảnh quan, phù hợp với sự phát triển chung của đô thị, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân[3]. Về cơ bản, dự án cải tạo chỉnh trang khu đô thị phải bảo đảm phù hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và quốc gia, tuân thủ quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, kế hoạch triển khai khu vực phát triển đô thị, pháp luật về đầu tư xây dựng và pháp luật có liên quan; bảo đảm lợi ích của cộng đồng hài hòa với lợi ích của Nhà nước và nhà đầu tư; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo tồn và tôn tạo các di tích văn hoá, lịch sử hiện có.

Đất sử dụng để xây dựng khu đô thị mới, chỉnh trang đô thị bao gồm đất chỉnh trang khu vực nội thành, nội thị hiện có; đất được quy hoạch để mở rộng đô thị hoặc phát triển đô thị mới. Việc sử dụng đất xây dựng khu đô thị mới, chỉnh trang đô thị phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được xét duyệt và các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức việc lập và giao cho tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư để chỉnh trang hoặc xây dựng khu đô thị mới. Đất cho các dự án này phải được phân bổ đồng bộ trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho toàn khu vực, bao gồm đất sử dụng để xây dựng kết cấu hạ tầng, đất ở, đất xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đất cho dự án xây dựng, chỉnh trang khu đô thị bao gồm đất để mở rộng, xây dựng đường và đất hai bên đường phù hợp với yêu cầu bảo đảm cảnh quan đô thị hiện đại.

Thu hồi đất trong các dự án xây dựng khu đô thị mới, chỉnh trang đô thị là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất đã giao cho các chủ thể sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai để thực hiện các dự án xây dựng khu đô thị mới, chỉnh trang đô thị theo quy hoạch đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đặc điểm việc thu hồi đất của Nhà nước trong các dự án xây dựng khu đô thị mới, chỉnh trang đô thị là thể hiện quyền lực của đại diện chủ sở hữu nhằm thực thi một trong những nội dung của quản lý nhà nước về đất đai thông qua một quyết định hành chính của người có thẩm quyền nhằm chấm dứt quan hệ sử dụng đất giữa Nhà nước với người sử dụng đất. Việc thu hồi đất xuất phát từ nhu cầu của Nhà nước và xã hội trên cơ sở các căn cứ do luật định. Việc thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới, chỉnh trang đô thị được xác định là các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng[4]. Tuy nhiên, các dự án này phải thuộc trường hợp do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận, đồng thời, căn cứ thu hồi đất phải dựa trên kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tiến độ sử dụng đất thực hiện dự án. Hậu quả pháp lý của việc thu hồi đất liên quan đến quyền, lợi ích của Nhà nước, các chủ đầu tư và người bị thu hồi đất. Vì vậy, Nhà nước cần quan tâm đến lợi ích của xã hội, cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

2. Sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật đối với việc thu hồi đất để xây dựng các khu đô thị mới và chỉnh trang đô thị

Thứ nhất, khẳng định cơ sở pháp lý của việc Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án xây dựng khu đô thị mới, chỉnh trang đô thị

Hiến pháp năm 2013 đã quy định, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu thông qua việc quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất và quy định thời hạn sử dụng đất; quyết định giá đất; quyết định chính sách điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất không phải do người sử dụng đất tạo ra, trao quyền sử dụng đất và thu hồi đất. Các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất và quyền này là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt, nhưng không phải là quyền sở hữu, mặc dù người sử dụng đất được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất... theo quy định của pháp luật.

Để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các cấp đã dự kiến quỹ đất sử dụng cho các mục đích, trong đó có quỹ đất dành cho các dự án xây dựng khu đô thị mới, chỉnh trang đô thị. Các dự án này thuộc lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, vì vậy, phải do Nhà nước thu hồi đất để bảo đảm thực hiện. Khi thu hồi đất để tạo quỹ đất sạch và thực hiện giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua hình thức đấu giá, Nhà nước sẽ điều tiết được phần giá trị tăng thêm từ đất không phải do người sử dụng đất tạo ra, tạo nguồn thu để thực hiện bồi thường, hỗ trợ cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, của người sử dụng đất và của nhà đầu tư.

Trong các dự án xây dựng khu đô thị mới và chỉnh trang đô thị, việc phải luật hóa các vấn đề liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư giữ vai trò quan trọng, nhằm điều chỉnh hiệu quả bằng pháp luật hai vấn đề cơ bản sau đây: (i) Khẳng định cơ sở pháp lý của việc thu hồi đất; đây không chỉ là một phương thức thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai của Nhà nước, mà còn là trách nhiệm của Nhà nước trong việc đáp ứng các nhu cầu sử dụng đất của quá trình phát triển các đô thị trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; (ii) Xác định trách nhiệm của Nhà nước trong việc bù đắp quyền lợi của người có đất bị thu hồi và thực hiện điều tiết lợi ích địa tô (phần giá trị tăng thêm từ đất) do chuyển các loại đất khác thành đất đô thị, cũng như việc dịch chuyển vị trí đất trong các dự án chỉnh trang đô thị.

Thứ hai, khắc phục các yếu tố ảnh hưởng trong việc thu hồi đất

Việc Nhà nước thu hồi đất chính là việc thực hiện chính sách quản lý đất đai, quy hoạch xây dựng đô thị và phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Tuy nhiên, khi Nhà nước thu hồi đất sẽ ảnh hưởng đáng kể đến các chủ thể liên quan, đặc biệt là người bị thu hồi đất bị ảnh hưởng trực tiếp, cụ thể là: (i) Ảnh hưởng đến việc làm; do bị thu hồi tư liệu sản xuất nên một bộ phận lao động có độ tuổi cao, trình độ lao động thấp không còn đất để sản xuất, kinh doanh dịch vụ và không có khả năng tìm việc làm mới. Bên cạnh đó, việc sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ sai mục đích của một bộ phận dân cư dẫn đến những hệ lụy tiêu cực như không có việc làm, không có thu nhập, tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật… những điều này ảnh hưởng lớn đến cộng đồng và xã hội; (ii) Ảnh hưởng đến thu nhập của người bị thu hồi đất, có những hộ mất đất nhưng không chuyển đổi được việc làm dẫn đến không có thu nhập hoặc bị mất đi phương thức kinh doanh hiện tại nên không có nguồn thu nhập; những thiệt hại này ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của bản thân người bị thu hồi đất và gia đình họ, tiếp theo là ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư và xã hội; (iii) Ảnh hưởng về văn hóa, xã hội cũng cần được quan tâm. Sự xuất hiện của các khu công nghiệp mới, khu đô thị mới có thể làm mất đi những phong tục tập quán tốt của địa phương như các làng nghề, ngành nghề, thay đổi văn hóa của cộng đồng dân cư theo chiều hướng tiêu cực, có thể sinh ra nhiều tệ nạn xã hội, đói nghèo, khó khăn cho một bộ phận dân cư. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, hệ quả thu hồi đất làm di động dân cư và tái định cư có thể dẫn tới những tác động tiêu cực lên đời sống của người dân như mất tài sản, thất nghiệp, thu nhập giảm, đói nghèo và dịch bệnh tăng, cấu trúc xã hội bị phá vỡ… Nếu không quan tâm giải quyết nhanh chóng, đúng mức, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thu hồi đất, thì việc thực hiện thu hồi đất chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn, dẫn đến khiếu kiện, tranh chấp, dư luận bức xúc… ảnh hưởng lớn đến trật tự an ninh và môi trường văn hóa xã hội. Vì vậy, đi đôi với thu hồi đất là các chính sách pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất.

Thứ ba, xem xét đo lường, đánh giá những ảnh hưởng do chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gây ra

Đánh giá này phải đảm bảo tính hai mặt, đó là các thiệt hại do thu hồi đất, di động dân cư và bồi thường, hỗ trợ tái định cư, đồng thời, cũng phải tính đến những ảnh hưởng tích cực của việc thu hồi đất, tái định cư thể hiện ở kế hoạch xây dựng khu đô thị mới, chỉnh trang đô thị. Do tính phức tạp, nhạy cảm của công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư nên việc xác định đúng, đầy đủ và khách quan những thiệt hại xảy ra khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích công cộng, phát triển kinh tế phải được đặt lên hàng đầu. Để từ đó, các phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thiết lập công bằng, thỏa đáng, đảm bảo quyền và lợi ích của dân cư cũng như Nhà nước. Các thiệt hại mà chúng ta cần quan tâm gồm: (i) Thiệt hại về tài sản là thành quả lao động và kết quả đầu tư của người bị thu hồi đất được tạo ra trong quá trình sử dụng đất: Nhà cửa, các công trình kiến trúc, cây trồng và các tài sản khác gắn liền với đất; (ii) Thiệt hại về công sức đầu tư mà người bị thu hồi đất bỏ ra để làm tăng giá trị quyền sử dụng đất, bao gồm cả thiệt hại về quyền khai thác và hưởng các lợi ích từ diện tích đất đai do Nhà nước thu hồi; (iii) Thiệt hại do gián đoạn hoặc mất công việc, sản xuất kinh doanh hoặc ngưng trệ quá trình sản xuất kinh doanh; (iv) Thiệt hại về chi phí đầu tư vào đất nhằm sử dụng đất mà do thu hồi đất đã không thể thực hiện để bù đắp chi phí đầu vào; (v) Thiệt hại vô hình mà người bị thu hồi đất phải gánh chịu như: Khó khăn bắt đầu chỗ ở mới; chi phí sinh hoạt tăng; chi phí thay đổi nghề nghiệp; thời gian để thích nghi chỗ ở mới, chuyển công tác, trường học, chỗ ở[5]... Các thiệt hại này rất khó có thể tính toán, xác định và thẩm định. Bên cạnh đó, chúng ta cần tính toán, phân định giữa lợi ích xây dựng dự án khu đô thị mới, chỉnh trang đô thị và thiệt hại mà việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mang lại. Đương nhiên, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất phục vụ cho các dự án xây dựng khu đô thị mới, chỉnh trang đô thị không thể vượt quá lợi ích mà dự án mang lại.

Thứ tư, giải quyết hài hòa về lợi ích giữa Nhà nước, người bị thu hồi đất và nhà đầu tư từ việc thu hồi đất

Về tổng quát, việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong các dự án xây dựng khu đô thị mới, chỉnh trang đô thị sẽ mang lại lợi ích. Tuy nhiên, ở một phương diện và giai đoạn nào đó, lợi ích của các bên gồm Nhà nước, người bị thu hồi đất và nhà đầu tư có thể trái ngược nhau. Vì vậy, khi thực hiện công việc này cần phải đảm bảo giải quyết hài hòa lợi ích ba bên. Ở Việt Nam, quyền sở hữu đất đai thuộc về Nhà nước, còn công dân, tổ chức, doanh nghiệp… (thường gọi là người sử dụng đất) chỉ có quyền sử dụng trên mảnh đất được Nhà nước giao. Theo lý thuyết về địa tô, những người đang có quyền sử dụng đất không có quyền trong việc thu địa tô hay địa tô thặng dư. Điều này trên thực tiễn đã và đang làm cho các chủ thể tham gia quan hệ đất đai gặp phải những vấn đề phức tạp từ việc sử dụng đất thực tế cho đến quản lý vĩ mô trong điều kiện kinh tế thị trường. Đặc biệt là việc xuất hiện tư tưởng và hành vi “độc quyền” trong việc giao đất, cho thuê đất, định giá bồi thường khi thu hồi đất, hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất… và khi những cơ chế, chính sách liên quan quy định bất hợp lý, tất yếu dẫn tới việc kìm hãm sự vận động của hàng hóa quyền sử dụng đất, thị trường bất động sản; đồng thời nó còn làm phát sinh tiêu cực cũng như những phản ứng “bất thường” của người sử dụng đất.

Có thể thấy, một phần nguồn lực đất đai vẫn chưa được sử dụng có hiệu quả, tác động đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tăng trưởng kinh tế và gây thất thu cho ngân sách nhà nước, mà nguyên nhân chủ yếu còn chưa giải quyết được là quan hệ lợi ích kinh tế - xã hội trong các quan hệ đất đai. Quan hệ hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi (ba bên) nhằm đảm bảo sử dụng đất đai không chỉ chú trọng đến lợi ích trước mắt như lợi nhuận từ đất đai (do quy hoạch) mang lại mà các chủ thể cứ ra sức khai thác chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, chuyển đổi nhiều diện tích đất đai màu mỡ sang các loại đất phi nông nghiệp, dẫn đến người dân thiếu việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp chưa được coi trọng. Thực tế quan hệ lợi ích giữa ba bên hiện nay còn nhiều bất cập, người sử dụng đất bị thu hồi luôn mong muốn được bồi thường thỏa đáng, trong khi các nhà đầu tư muốn tối đa hóa lợi nhuận bằng mọi cách, Nhà nước chỉ thực hiện thu các khoản thuế và lệ phí từ các giao dịch đất đai. Do vậy, vai trò của Nhà nước càng trở nên quan trọng trong điều tiết quan hệ lợi ích ba bên trong sử dụng đất đai bền vững. Giải quyết lợi ích giữa ba bên là động lực của sự phát triển và phải đạt mục tiêu hài hòa về lợi ích giữa các bên, không triệt tiêu bất cứ bên nào và lợi ích của các bên cần được tôn trọng và bảo vệ. Nếu giải quyết tốt lợi ích thì sẽ phát triển, còn nếu giải quyết không tốt thì trở thành đối kháng và mâu thuẫn xã hội[6].

Nhận thức rõ quan điểm phát triển kinh tế gắn liền với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội trên cơ sở xem xét các yếu tố khách quan và chủ quan một cách khoa học, đánh giá đúng mức lợi ích giữa các bên, từ đó tìm ra cách giải quyết hài hòa lợi ích, tăng sự đồng thuận, phù hợp với xu hướng của xã hội hiện đại. Cũng như các loại tài nguyên thiên nhiên khác, đất đai hàm chứa những giá trị khác nhau: Giá trị sử dụng trực tiếp (giá trị về quyền sử dụng đất trên thị trường…) giá trị sử dụng gián tiếp (giá trị sinh thái, duy trì và bảo vệ một hệ sinh thái nào đó…) và giá trị vô hình (giá trị mang tính tâm linh, đất thiêng…). Vì vậy, mức bồi thường cho người dân khi bị thu hồi đất như thế nào cho hợp lý và hài hòa lợi ích cần được giải quyết trong thực tế quản lý và sử dụng đất của chúng ta. Trên thực tế, nhiều trường hợp sau khi thu hồi đất của nông dân với giá bồi thường có khi chỉ vài chục ngàn đồng trên một mét vuông, doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng, khu đô thị, khu nhà ở dân cư và cho thuê hoặc chuyển nhượng có nơi lên đến vài triệu đồng trên một mét vuông mang lại lợi nhuận rất lớn. Tuy nhiên, cộng đồng dân cư bị mất đất chưa được hưởng lợi ích của sự phát triển này mà đúng ra, lợi ích của dự án phát triển kinh tế phải được phân chia một cách công bằng giữa ba bên: Nhà nước, nhà đầu tư và nhà nông. Việc Nhà nước ban hành các chính sách bồi thường hợp lý sẽ buộc các doanh nghiệp sử dụng đất tiết kiệm, phát triển theo hướng bền vững nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện môi trường. Chúng ta cũng phải thừa nhận rằng một trong những mục đích cốt lõi của hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận và đó cũng là cơ sở cho sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các doanh nghiệp là những nhà đầu tư cần tích cực góp phần đưa giá trị quyền sử dụng đất trở thành nguồn vốn, nguồn nội lực quan trọng cho đất nước. Việc đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi cần được xác định rõ ràng trên cơ sở Nhà nước điều tiết lợi ích giữa nhà đầu tư với người bị thu hồi đất, đảm bảo nhà đầu tư vẫn có lãi trong khi người bị thu hồi đất chấp thuận, ổn định đời sống.

ThS. Đoàn Minh Hà

Công ty bất động sản Minh Quang

Tài liệu tham khảo:

[1]. Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ quy định về quản lý đầu tư phát triển đô thị.

[2]. Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ quy định về quản lý đầu tư phát triển đô thị.

[3]. Đẩy mạnh chương trình đột phá “Chỉnh trang và phát triển đô thị”, Báo Khoa học Phổ thông điện tử, http://www.khoahocphothong.com.vn/day-manh-chuong-trinh-dot-pha-chinh-trang-va-phat-trien-do-thi-46761.html.

[4]. Điều 62 Luật Đất đai năm 2013.

[5]. Đề án “Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư” của Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm 2013.

[6]. ThS. Đặng Đức Long, Giải bài toán lợi ích kinh tế giữa ba chủ thể: Nhà nước, người có đất bị thu hồi và chủ đầu tư khi bị thu hồi đất, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, số 5/2009.





In bài viết Gửi phản hồi

Các tin khác

Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam khi trọng tài nước ngoài giải quyết tranh chấp tại Việt Nam Khung pháp lý về mua lại và sáp nhập Ngân hàng thương mại ở Việt Nam Quản lý nhà nước đối với việc sử dụng đất đô thị và hướng hoàn thiện Một số bất cập của pháp luật cạnh tranh hiện hành Định giá tài sản theo Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự Hoàn thiện các quy định về chế tài trong thương mại theo Luật Thương mại năm 2005 Địa vị pháp lý của Tổ quản lý và thanh lý tài sản theo pháp luật phá sản Những bất cập trong quy định của pháp luật về tranh chấp và giải quyết tranh chấp đất đai

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đòn bẩy thúc đẩy kinh tế tư nhân bứt phá

Cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đòn bẩy thúc đẩy kinh tế tư nhân bứt phá

Kinh tế tư nhân chiếm hơn 70% cơ cấu kinh tế Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng quốc gia, tuy nhiên, khu vực này chưa phát triển tương xứng với tiềm năng do còn nhiều rào cản về thủ tục, chính sách và thiếu cơ chế phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. Nghị quyết số 198/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển (Nghị quyết số 198/2025/QH15) và Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 198/2025/QH15 (Nghị quyết số 139/NQ-CP) với nhiều cơ chế, chính sách quan trọng sẽ góp phần “cởi trói”, tạo động lực để kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới.
Quyết tâm mạnh mẽ bảo đảm quyền không bị tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục con người ở Việt Nam

Quyết tâm mạnh mẽ bảo đảm quyền không bị tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục con người ở Việt Nam

Việt Nam đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ và cam kết rõ ràng trong việc bảo vệ quyền không bị tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo. Quyết tâm này được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa kể từ khi Việt Nam gia nhập Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (Công ước UNCAT) vào năm 2015. Những nỗ lực của Việt Nam trong bảo đảm quyền này không chỉ thể hiện qua việc hoàn thiện hệ thống pháp luật mà còn qua việc triển khai các biện pháp hành chính, tư pháp và hợp tác quốc tế.
Xây dựng pháp luật thi hành án dân sự đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới

Xây dựng pháp luật thi hành án dân sự đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới

Luật Thi hành án dân sự được Quốc hội khóa XII đã thông qua ngày 14/11/2008, được sửa đổi, bổ sung các năm 2014, 2018, 2020, 2022 (Luật Thi hành án dân sự). Sau gần 17 năm triển khai thực hiện, công tác thi hành án dân sự đã đạt được nhiều kết quả tích cực, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội của đất nước.
Bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin là chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước

Bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin là chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước

Ở nước ta, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền được tiếp cận thông tin được ghi nhận cụ thể trong Hiến pháp, pháp luật. Cùng với sự phát triển của đất nước và quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam gia nhập nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương về vấn đề bảo vệ quyền con người. Trong đó quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin ngày càng được bảo đảm tốt hơn, thông qua quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia và quá trình nội luật hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao - Nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, mang tính chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước

Phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao - Nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, mang tính chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước

Sau gần 40 năm đổi mới, kinh tế tư nhân đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã phát triển lớn mạnh, khẳng định thương hiệu và vươn ra thị trường khu vực, thế giới. Tuy nhiên, kinh tế tư nhân hiện vẫn đối mặt với nhiều rào cản, chưa bứt phá về quy mô và năng lực cạnh tranh, chưa đáp ứng được yêu cầu, kỳ vọng là lực lượng nòng cốt của kinh tế đất nước. Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân cần có sự vào cuộc toàn diện của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp.
Nhiều chính sách mới có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025, kịp thời tháo gỡ khó khăn, “điểm nghẽn” về thể chế, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

Nhiều chính sách mới có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025, kịp thời tháo gỡ khó khăn, “điểm nghẽn” về thể chế, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

Từ ngày 01/7/2025, nhiều luật do Quốc hội khóa XV thông qua chính thức có hiệu lực thi hành với nhiều chính sách mới có tính đột phá, góp phần khơi thông “điểm nghẽn” về thể chế, tạo động lực phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, sẵn sàng đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Nỗ lực cao nhất để sớm đưa Cổng Pháp luật quốc gia phục vụ người dân và doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Nỗ lực cao nhất để sớm đưa Cổng Pháp luật quốc gia phục vụ người dân và doanh nghiệp

Sáng nay (31/5/2025), tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo nhiều bộ, ngành Trung ương đã bấm nút khai trương Cổng Pháp luật quốc gia. Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, cơ quan được Chính phủ giao làm đầu mối vận hành Cổng Pháp luật quốc gia về nội dung này.
Nhiều quy định mới về quy trình xây dựng, ban hành văn bản  quy phạm pháp luật

Nhiều quy định mới về quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Ngày 19/02/2025, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025. Ngày 01/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định số 78/2025/NĐ-CP). Luật và Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2025, có nhiều quy định mới được bổ sung để hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng ngắn gọn, đơn giản hơn về các bước, thành phần hồ sơ, rút ngắn thời gian xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp, trình Chính phủ chậm nhất ngày 03/6/2025

Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp, trình Chính phủ chậm nhất ngày 03/6/2025

Thực hiện nhiệm vụ được Quốc hội và Chính phủ giao, đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký ban hành Quyết định số 1355/QĐ-BTP ngày 28/4/2025 chính thức ban hành Kế hoạch triển khai nhiệm vụ của Bộ Tư pháp về việc tổ chức lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến của Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Nhận diện những rào cản trong đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Nhận diện những rào cản trong đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” trong ấn phẩm 200 trang “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo” xuất bản năm 2025.

Giải pháp khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Giải pháp khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới” trong ấn phẩm 200 trang “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo” xuất bản năm 2025.
Một số hạn chế trong quy định pháp luật về thành lập và ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Một số hạn chế trong quy định pháp luật về thành lập và ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Một số hạn chế trong quy định pháp luật về thành lập và ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo” trong ấn phẩm 200 trang “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo” xuất bản năm 2025.
Đổi mới cơ chế thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện nghiêm minh, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Đổi mới cơ chế thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện nghiêm minh, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Đây là quan điểm chỉ đạo quan trọng trong xây dựng Nghị định số 80/2025/NĐ-CP về tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật được Chính phủ ban hành ngày 01/4/2025 (Nghị định số 80/2025/NĐ-CP).
Bảo đảm tính đồng bộ giữa Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và Luật Đất đai năm 2024

Bảo đảm tính đồng bộ giữa Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và Luật Đất đai năm 2024

Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (Bộ luật Hình sự năm 2015) có hiệu lực khi Luật Đất đai năm 2003 chưa được sửa đổi nên có một số quy định liên quan đến lĩnh vực đất đai trong Bộ luật Hình sự năm 2015 và Luật Đất đai năm 2024 chưa có sự đồng bộ. Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu các quy định liên quan đến lĩnh vực đất đai trong hai văn bản này nhằm bảo đảm tính đồng bộ để đáp ứng được yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.
Phát triển bền vững kinh tế biển - động lực đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển

Phát triển bền vững kinh tế biển - động lực đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển

Phát triển kinh tế biển được coi là một động lực tăng trưởng mới, nhất là đối với các quốc gia có bờ biển dài như Việt Nam. Việc hướng tới một nền kinh tế biển xanh trên cơ sở bảo tồn, phát huy các nguồn tài nguyên biển, đặc biệt là các nguồn tài nguyên có thể tái tạo như: điện gió, điện mặt trời, du lịch sinh thái… được xem là giải pháp lâu dài, bền vững thúc đẩy Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.

Theo dõi chúng tôi trên:

mega story

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm