Thứ bảy 21/06/2025 15:41
Email: danchuphapluat@moj.gov.vn
Hotline: 024.627.397.37 - 024.62.739.735

Trong vòng tay cha

Trong vòng tay cha

Hôm nay, trong quán ăn nhanh, gần chỗ ngồi của tôi bỗng nhiên có rất nhiều nhân viên tụ lại. Người cầm hộp cứu thương, người lau sàn nhà, một chị nhân viên đang lúi húi băng vết thương cho một khách hàng nhỏ tuổi. Dường như nhóc con gạt chân vào đâu đó, máu chảy ào ào, có lẽ là đã sứt cả móng chân. Người xung quanh nhìn miếng bông ướt máu trên sàn nhà mà ái ngại, còn nhóc con vẫn mím môi không có biểu hiện gì. Làn da trắng như sữa, tóc nâu ngắn xoăn xoăn như búp bê, trên sống mũi là một cặp kính dày cộm, mặt tái xanh, nhưng vẫn không hé ra nửa lời, chỉ đứng yên một chỗ đợi chị nhân viên băng bó. Người cha đứng bên cạnh, cũng không nói gì, chỉ lặng lẽ cầm tay và bảo với nhóc con: “Con gái, ngồi xuống đi”.

Nhóc con nghe lời cha, ngoan ngoãn ngồi xuống. Đợi băng bó xong rồi mới khe khẽ nói: “Cánh cửa trong phòng vệ sinh bị kẹt, con rút chân ra không kịp”. Người cha chỉ gật đầu. Rồi hỏi: “Con còn đau không?”

Nhóc con bảo không, nhưng mặt vẫn tái xanh. Người cha lẳng lặng đứng lên bảo nhân viên gói phần ăn của họ mang về, rồi quay sang nói với con: “Lên ba cõng. Về nhà ta rửa lại vết thương, băng bó lần nữa rồi ăn sau nhé”.

Nhóc con ngoan ngoãn leo lên lưng cha, ôm chặt, khẽnghiêng đầu dựa vào cổ cha, rồi, cứ thế, hai cha con nhấp nhấp, nhô nhô bước ra khỏi quán, không nghe thấy họ trò chuyện thêm tiếng nào.

Tôi im lặng nhìn theo dáng lưng của người cha ấy, cõng cô con gái nhỏ, bình thản bước đi. Cô bé vẫn một mực dựa trên lưng cha, không có cử động gì, hình như còn đang nhắm mắt. Dọc theo bước chân cha con họ, ánh đèn đường buổi tối lấp lấp, loang loang rọi lên những vũng nước đọng trên vỉa hè sau cơn mưa. Xe cộ vẫn qua lại. Tôi nhìn theo mãi cho đến khi hình ảnh của họ mất hút.

Chợt nghĩ, trên lưng cha là cả một khoảng trời rộng lớn và êm ái vô cùng. Chỉ cần được cha cõng, sẽ cảm thấy hạnh phúc và yên bình vô biên. Tôi còn nhớ lần cuối cùng ba cõng tôi, dường như là khi còn bétí, còn chưa vào lớp 1. Lớn lên rồi, tôi luôn nhớ tấm lưng thật rộng của ba. Tôi vẫn đùa với bạn bè rằng, người yêu tao sau này ấy hả, nhất định phải cao lớn, phải lưng dài vai rộng, để có thể cõng được tao như là ba vậy.

Vì lưng ba rất lớn, còn con gái ba chỉ bétí tị ti, nên lúc tôi còn bé, ba không cõng nhiều bằng việc vác hẳn tôi lên vai. Hai chân thả hai bên cổ ba, hai tay ôm đầu ba, sau lưng được ba quàng tay ra đỡ, cứ thế mà vô tư cười khanh khách, nhún nhảy trên vai ba chả sợ té là gì. Vì có ba mà, làm sao té được. Lúc ấy tôi đã nghĩ chắc nịch như thế đó.

Lớn hơn một chút, ba không vác tôi lên vai nữa mà hay bế. Con gái ba dù lớn vẫn béhạt tiêu, nằm gọn trong vòng tay ba như con thú nhỏ, nhẹ tênh, mềm mại, chẳng còn thấy chút bướng bỉnh nghịch ngợm nào, chỉ ngoan ngoãn nằm ôm chặt cổ ba. Rồi đến tận năm tôi mười hai, mười ba tuổi, vẫn cái tật bạ đâu ngủ quên đấy, học bài thì lăn ra bàn, xem tivi thì lăn ra ghế... Bởi trong thâm tâm luôn nghĩ rằng, cứ ngủ thôi, rồi ba sẽ bế vào giường. Quả thật là như thế. Con gái lúc này đã lớn, ba không bế bằng một tay được nữa, phải ôm như ôm công chúa nhỏ, một mặt khẽ đặt xuống giường, một mặt nghiêm nghị quở mắng: “Lớn rồi, vào giường ngủ đi chứ, còn bắt ba bế hoài”. Tôi nghe vậy chỉ khẽcười, cuộn mình vào chăn, nửa tỉnh, nửa mơ, nghĩ thầm: “Ba còn bế được, để ba bế chứ, sướng mà”...

Rồi lớn hơn nữa. Nhà cửa cũng to hơn. Phòng tôi ở trên lầu hai, mỗi tối, ba không còn lặng lẽvào phòng, đóng cửa sổ, tắt điện, chỉnh quạt nhỏ xuống, kiểm tra chăn màn cho đứa con gái vẫn đang vô tư nằm ngủ lăn như tôi. Bởi con gái lớn, học hành vui chơi sinh hoạt đều có nếp riêng, trong một thế giới riêng, ba không thể để ý nhiều được nữa, chỉ thi thoảng vẫn dặn dò: “Khi ngủ nhớ chỉnh nhỏ quạt”; “Cửa sổ nhớ đóng”; “Không được tắm khuya”.... Tôi chỉ ậm ừ, cười tít mắt mà vỗ ngực rằng: “Ba ơi, con lớn rồi, con tự lo được mà”.

Khi thật lớn hơn nữa. Đi xa nhà. Mỗi lần gọi điện về được nghe tiếng ba trả lời: “Ba nghe đây con gái. Tiếng gọi “con gái” của ba thật dịu dàng, ấm áp, khiến tôi chỉ muốn cầm ống nghe mà nói mãi, ba ơi, ba ơi, ba ơi. Được gọi “ba ơi” thôi, đã là một niềm hạnh phúc. Đi xa về nhà, khi đến cửa, chưa kịp bước vào đã gào thật to: “Ba ơi!”, rồi ùa vào lòng, ôm cổ ba như khi còn bé, hạnh phúc vì cảm thấy ba vẫn cao lớn như thế, vững vàng như thế, cười với con gái rằng: “Ái chà, con gái ba về rồi đây”. Nhắm mắt lại, mở mắt ra, trong vòng tay ba, tôi đã lớn đến như thế này rồi.

(Theo truyennganhay.com)

Bài liên quan

Tin bài có thể bạn quan tâm

Nhiều quy định "mở" để trao quyền chủ động cho chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn

Nhiều quy định "mở" để trao quyền chủ động cho chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn

Đây là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh khi trao đổi với chúng tôi về 28 nghị định của Chính phủ về phân quyền, phân cấp; phân định thẩm quyền giữa Chính phủ và chính quyền địa phương 02 cấp.
Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Ngày 11/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 120/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp (Nghị định số 120/2025/NĐ-CP). Nghị định bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của các cơ quan; không để gián đoạn công việc, không để chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp khi thực hiện chính quyền địa phương hai cấp từ ngày 01/7/2025 trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.
Phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Nhằm thể chế hoá đầy đủ quan điểm chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phân quyền, phân cấp; bảo đảm việc triển khai nhiệm vụ được thông suốt, hiệu quả, kịp thời, cải cách tối đa thủ tục hành chính, giảm chi phí, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, Chính phủ ban hành Nghị định số 121/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp (Nghị định số 121/2025/NĐ-CP).
Cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đòn bẩy thúc đẩy kinh tế tư nhân bứt phá

Cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đòn bẩy thúc đẩy kinh tế tư nhân bứt phá

Kinh tế tư nhân chiếm hơn 70% cơ cấu kinh tế Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng quốc gia, tuy nhiên, khu vực này chưa phát triển tương xứng với tiềm năng do còn nhiều rào cản về thủ tục, chính sách và thiếu cơ chế phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. Nghị quyết số 198/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển (Nghị quyết số 198/2025/QH15) và Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 198/2025/QH15 (Nghị quyết số 139/NQ-CP) với nhiều cơ chế, chính sách quan trọng sẽ góp phần “cởi trói”, tạo động lực để kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới.
Quyết tâm mạnh mẽ bảo đảm quyền không bị tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục con người ở Việt Nam

Quyết tâm mạnh mẽ bảo đảm quyền không bị tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục con người ở Việt Nam

Việt Nam đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ và cam kết rõ ràng trong việc bảo vệ quyền không bị tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo. Quyết tâm này được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa kể từ khi Việt Nam gia nhập Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (Công ước UNCAT) vào năm 2015. Những nỗ lực của Việt Nam trong bảo đảm quyền này không chỉ thể hiện qua việc hoàn thiện hệ thống pháp luật mà còn qua việc triển khai các biện pháp hành chính, tư pháp và hợp tác quốc tế.
Xây dựng pháp luật thi hành án dân sự đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới

Xây dựng pháp luật thi hành án dân sự đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới

Luật Thi hành án dân sự được Quốc hội khóa XII đã thông qua ngày 14/11/2008, được sửa đổi, bổ sung các năm 2014, 2018, 2020, 2022 (Luật Thi hành án dân sự). Sau gần 17 năm triển khai thực hiện, công tác thi hành án dân sự đã đạt được nhiều kết quả tích cực, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội của đất nước.
Bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin là chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước

Bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin là chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước

Ở nước ta, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền được tiếp cận thông tin được ghi nhận cụ thể trong Hiến pháp, pháp luật. Cùng với sự phát triển của đất nước và quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam gia nhập nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương về vấn đề bảo vệ quyền con người. Trong đó quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin ngày càng được bảo đảm tốt hơn, thông qua quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia và quá trình nội luật hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao - Nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, mang tính chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước

Phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao - Nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, mang tính chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước

Sau gần 40 năm đổi mới, kinh tế tư nhân đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã phát triển lớn mạnh, khẳng định thương hiệu và vươn ra thị trường khu vực, thế giới. Tuy nhiên, kinh tế tư nhân hiện vẫn đối mặt với nhiều rào cản, chưa bứt phá về quy mô và năng lực cạnh tranh, chưa đáp ứng được yêu cầu, kỳ vọng là lực lượng nòng cốt của kinh tế đất nước. Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân cần có sự vào cuộc toàn diện của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp.
Nhiều chính sách mới có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025, kịp thời tháo gỡ khó khăn, “điểm nghẽn” về thể chế, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

Nhiều chính sách mới có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025, kịp thời tháo gỡ khó khăn, “điểm nghẽn” về thể chế, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

Từ ngày 01/7/2025, nhiều luật do Quốc hội khóa XV thông qua chính thức có hiệu lực thi hành với nhiều chính sách mới có tính đột phá, góp phần khơi thông “điểm nghẽn” về thể chế, tạo động lực phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, sẵn sàng đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Nỗ lực cao nhất để sớm đưa Cổng Pháp luật quốc gia phục vụ người dân và doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Nỗ lực cao nhất để sớm đưa Cổng Pháp luật quốc gia phục vụ người dân và doanh nghiệp

Sáng nay (31/5/2025), tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo nhiều bộ, ngành Trung ương đã bấm nút khai trương Cổng Pháp luật quốc gia. Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, cơ quan được Chính phủ giao làm đầu mối vận hành Cổng Pháp luật quốc gia về nội dung này.
Nhiều quy định mới về quy trình xây dựng, ban hành văn bản  quy phạm pháp luật

Nhiều quy định mới về quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Ngày 19/02/2025, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025. Ngày 01/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định số 78/2025/NĐ-CP). Luật và Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2025, có nhiều quy định mới được bổ sung để hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng ngắn gọn, đơn giản hơn về các bước, thành phần hồ sơ, rút ngắn thời gian xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp, trình Chính phủ chậm nhất ngày 03/6/2025

Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp, trình Chính phủ chậm nhất ngày 03/6/2025

Thực hiện nhiệm vụ được Quốc hội và Chính phủ giao, đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký ban hành Quyết định số 1355/QĐ-BTP ngày 28/4/2025 chính thức ban hành Kế hoạch triển khai nhiệm vụ của Bộ Tư pháp về việc tổ chức lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến của Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Nhận diện những rào cản trong đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Nhận diện những rào cản trong đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” trong ấn phẩm 200 trang “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo” xuất bản năm 2025.

Giải pháp khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Giải pháp khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới” trong ấn phẩm 200 trang “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo” xuất bản năm 2025.
Một số hạn chế trong quy định pháp luật về thành lập và ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Một số hạn chế trong quy định pháp luật về thành lập và ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết “Một số hạn chế trong quy định pháp luật về thành lập và ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo” trong ấn phẩm 200 trang “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để thúc đẩy đổi mới sáng tạo” xuất bản năm 2025.

Theo dõi chúng tôi trên:

mega story

trung-nguyen
hanh-phuc
cong-ty-than-uong-bi
vien-khoa-hoac-cong-nghe-xay-dung
bao-chi-cm